Nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu: Đòn bẩy từ năng lực DN

Theo Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân đạt 8%/năm thời kỳ 2016 – 2020, riêng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam sẽ tăng bình quân 20%.

Chanh dây hay còn gọi là chanh leo của Việt Nam giá chỉ 25.000 đồng/kg (15-20 quả/kg), thì chanh leo xách tay từ Colombia về Việt Nam có giá lên đến 100.000-120.000 đồng/quả, tương đương với hơn 1 triệu đồng/kg.
[caption id="attachment_65738" align="aligncenter" width="600"] Nguồn số liệu: Thống kê Hải quan. Biểu đồ: H.V[/caption]

Sức ép nhiều, mục tiêu lớn

Không chỉ là chanh dây, thời gian gần đây hàng loạt loại hoa quả ngoại đã được nhập vào Việt Nam và đều được bán với cái giá rất cao. Cũng không còn là nguy cơ nữa, trong khi hoa quả Việt Nam phải rất khó khăn mới tìm được thị trường xuất khẩu thì cánh cửa thị trường nhập khẩu lại mở toang với hàng nhập ngoại. Nghịch lý nữa là giá bán hoa quả ngoại tại Việt Nam vẫn là “trong mơ” đối với hoa quả Việt Nam khi xuất ngoại. Một chủ trang trại chia sẻ rằng: Hiện tại chúng tôi đang trồng hơn 20 ha bưởi da xanh, sắp đến kỳ thu hoạch nhưng không dám chắc có thành công hay không bởi tôi biết rằng trong miền Tây, có DN trồng cả nghìn ha bưởi. “Rất nhiều DN đang đầu tư vào nông nghiệp nhưng vẫn mang tính phong trào, nếu không quy hoạch và chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là tìm thị trường để xuất khẩu thì viễn cảnh nông sản “dội chợ” sẽ hiện hữu” - chủ trang trại trên nhìn nhận.

Ví dụ trên phần nào cho thấy thực trạng nông sản Việt Nam, một trong những mặt hàng được coi là có thế mạnh xuất khẩu nhiều năm qua và giầu tiềm năng trong tương lai.

Năm 2016, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam đạt hơn 32 tỉ USD và đến năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu giá trị thu về của khối ngành hàng này sẽ tăng bình quân 20% so với hiện nay, tương đương khoảng 38,4 tỉ USD.

Mục tiêu trên là một phần của Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, về nhóm hàng nông nghiệp, ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu như: Gạo, cà phê, cao su, thủy sản, hạt tiêu... Đối với nhóm hàng công nghiệp đang có lợi thế xuất khẩu: Dệt may; giày dép; đồ gỗ; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; nhựa và sản phẩm nhựa; phân bón; hóa chất. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 8%/năm thời kỳ 2016 - 2020.

DN cần gì?

Tuy nhiên, để các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh theo ông Võ Quang Huy – Giám đốc Cty Huy Long An, đầu tiên là phải nâng cao năng lực sản xuất của DN.

Theo đề án, để nâng cao năng lực của DN sản xuất xuất khẩu, đặc biệt DN nhỏ và vừa, xây dựng các chính sách hỗ trợ DN đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm nhanh chóng chuyển sang phương thức sản xuất và phương thức quản trị tiên tiến theo các hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đề án cũng chỉ rõ, khuyến khích, hỗ trợ DN xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa phù hợp với từng thị trường và năng lực của DN; tham gia vào mạng lưới sản xuất, phân phối ở nước ngoài và các chuỗi giá trị toàn cầu; Khuyến khích, tạo thuận lợi cho DN tăng cường các mối liên kết giữa DN cung ứng nguyên phụ liệu với DN sản xuất sản phẩm cuối, giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - bảo quản - tiêu thụ, giữa nhà nông - nhà DN - nhà nước - nhà khoa học (trong nông nghiệp), giữa DN trong nước với DN nước ngoài... Đây không phải là những ý tưởng mới, thậm chí đã có nhiều cơ chế chính sách đã được ban hành để thúc đẩy nâng cao năng lực của các DN xuất khẩu. Vậy đâu là điều mà các DN thực sự kỳ vọng?

Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân diễn ra cách đây không lâu, khảo sát trực tiếp với gần 1.000 DN về thông điệp liêm chính- kiến tạo - hành động của Chính phủ cho thấy có tới 65% mong muốn Chính phủ hành động.

Hành động thực chất và hiệu quả để thực thi Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các chính sách hiện có chính là tiền đề, cơ sở quan trọng thực hiện các mục tiêu, chiến lược xuất khẩu đã đề ra.

Ông Võ Quan Huy – Giám đốc Cty Huy Long An: Phải “khó tính” với chính mình

Năm 2016, chúng tôi xuất khẩu 4.000 tấn chuối mang thương hiệu Fohla (Fruits of Huy Long An), trong đó 40% sang Xứ sở hoa anh đào. Xuất chuối sang Nhật phải có tới 200 chỉ tiêu về hóa chất, quy trình sản xuất thì mới được chấp nhận.

Hiện giờ, tuy đã bán cho các siêu thị ở Nhật nhưng nếu một siêu thị mới đến đặt hàng, họ sẽ kiểm nghiệm lại từ đầu. Đạt họ mới lấy.

Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy muốn sản xuất hàng xuất khẩu các thị trường thì phải có quy trình chăm bón, đóng gói, bảo quản... nghiêm ngặt. Chúng ta có tinh thần “khó tính” với chính mình thì mới tiếp cận được thị trường Hàn Quốc, Nhật và các thị trường khó tính khác.

PGS TS Phạm Tất Thắng - Chuyên gia kinh tế: Làm chủ kỹ thuật mới

Yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của VN là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và DN. Chính vì vậy, bằng nhiều cách, DN phải tiếp cận và làm chủ được kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại để áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video