Mỹ lại muốn siết chặt Huawei

Hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài với ít hơn 25% công nghệ Mỹ vẫn được phép bán cho Huawei. Bộ Thương mại Mỹ đang đề xuất hạ ngưỡng này xuống dưới 10%.

SCMP đưa tin Bộ Thương mại Mỹ đang xem xét việc đưa ra nhiều hạn chế hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của các công ty Mỹ với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei. Đại diện các cơ quan sẽ có cuộc họp vào tuần tới để thảo luận về vấn đề này.

Đề xuất này được đệ trình từ đầu tháng 1. Theo đó, nó sẽ khiến các đối tác của Huawei tại Mỹ khó cung cấp linh kiện hơn cho công ty. Trước đây, nhiều công ty Mỹ đã tìm cách giao dịch với Huawei thông qua các công ty con của họ ở nước ngoài.

My lai muon siet chat Huawei hinh anh 1 b73f298e_43d1_11ea_9fd9_ecfbb38a9743_image_hires_075126.jpg
Đề xuất mới từ Bộ Thương mại Mỹ sẽ hạ ngưỡng giá trị trên một sản phẩm sản xuất tại nước ngoài có thể bán cho Huawei. Ảnh: SCMP.

Để thu hẹp kẽ hở đó, Bộ Thương mại Mỹ đề xuất hạ ngưỡng giá trị công nghệ trên một sản phẩm được sản xuất tại một cơ sở ở nước ngoài có thể bán cho Huawei. Hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài với ít hơn 25% công nghệ Mỹ vẫn được phép bán cho Huawei. Ngưỡng mới sẽ là dưới 10%.

Ngay khi đề xuất này được công bố, Lầu Năm Góc đã tỏ ra lo ngại rằng nó sẽ phá hủy chuỗi cung ứng của Huawei. Đồng thời, nó cũng có thể ảnh hưởng xấu sự phát triển công nghệ của Mỹ, bởi sự sụt giảm về doanh thu có thể khiến các công ty Mỹ chi ít tiền hơn cho các hoạt động nghiên cứu.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Mỹ nói rằng Huawei đã khuyến khích các nhà cung ứng tại Mỹ vượt qua rào cản của luật pháp liên bang.

“Việc kiểm soát xuất khẩu cũng như các biện pháp khác mà chúng tôi thực hiện nhằm đảm bảo các công nghệ của Mỹ được bảo vệ", Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phỏng Mỹ cho biết.

Donald Morrissey, Giám đốc các vấn đề chính phủ của Huawei tại Mỹ cho rằng các quy tắc mới sẽ mang lại rủi ro đáng kể cho Mỹ. “Những hạn chế chặt chẽ hơn với Huawei có thể dẫn tới tác động tiêu cực đến các công ty Mỹ. Họ có thể mất đi khách hàng và đối tác lớn nhất giúp họ phát triển các công nghệ mới”, Morrissey nói.

SCMP cho biết một cuộc tranh luận lớn đang diễn ra bên trong các cơ quan chính phủ. Một số ý kiến bảo vệ quan điểm cần phải ngăn chặn sự phát triển của Huawei. Trong khi đó, một số ý kiến khác lại tin rằng việc loại trừ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là điều không nên và ủng hộ sự hợp tác trở lại.

My lai muon siet chat Huawei hinh anh 2 fe77398b0ad34c229f8843e6b17b37d218_15697722670121335382824.jpg
Hiện tại, các cơ quan tại Mỹ đang tranh luận về việc có nên tiếp tục hạn chế kinh doanh với Huawei bởi điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty Mỹ. Ảnh: AP.

Giữa tháng 5/2019, hãng đã bị đưa vào danh sách đen của Mỹ, bị hạn chế giao dịch cũng như sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng cáo buộc công ty có "mối quan hệ mật thiết với chính phủ và bộ máy quân sự Trung Quốc".

Bên cạnh những cáo buộc về việc vi phạm lệnh trừng phạt với Iran, chính quyền liên bang cũng cho rằng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp bí mật thương mại từ T-Mobile.

Chưa dừng lại ở đó, Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia đồng minh không sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của Huawei cung cấp với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Trong khi đó, Huawei liên tục phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Mỹ và cho rằng đó là những cáo buộc không có căn cứ.

Theo Zing

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video