Mù mờ hiệu lực của Thông tư 20

Theo quy định, Thông tư 20/2011 về điệu kiện nhập khẩu ô tô của Bộ Công Thương không còn hiệu lực nhưng gây khó khăn cho cơ quan quản lý. 

Theo Luật Đầu tư, từ ngày 1-7, tất cả điều kiện kinh doanh được quy định tại cấp thông tư nếu không được nâng cấp thành nghị định sẽ hết hiệu lực thi hành. Chiếu theo quy định này thì Thông tư 20/2011 về điều kiện nhập khẩu ô tô của Bộ Công Thương đã không còn hiệu lực vì trong nghị định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực công thương vừa được ban hành không có nội dung nhập khẩu ô tô. Hải quan lúng túng Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất Thủ tướng bỏ quy định về nhập khẩu ô tô trong Thông tư 20. VCCI cho rằng quy định tại thông tư này có tính chất là một điều kiện kinh doanh vì đã trao quyền cho một số doanh nghiệp (DN) nhất định đủ điều kiện thì được kinh doanh nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ, còn các DN khác thì không được; qua đó, gián tiếp buộc người tiêu dùng chỉ được mua hàng hóa với một số DN nhất định, gây hạn chế cạnh tranh. Việc này không phù hợp với pháp luật cạnh tranh cũng như luật về sở hữu trí tuệ.
[caption id="attachment_29216" align="aligncenter" width="500"] VCCI cho rằng Thông tư 20 đang cản trở việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp nhỏ Ảnh: Tấn Thạnh [/caption]

Tổng cục Hải quan đang lúng túng không biết có phải tiếp tục yêu cầu DN nhập khẩu ô tô nộp 2 chứng từ gồm giấy ủy quyền nhập khẩu, phân phối chính hãng và giấy chứng nhận có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp như quy định tại Thông tư 20 hay không. Do đó, Tổng cục Hải quan đã có công văn đề nghị Bộ Công Thương xác định hiệu lực của Thông tư 20 thì nhận được văn bản trả lời rằng đang có nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định các quy định nêu trong thông tư là thủ tục hành chính hay điều kiện kinh doanh. Do đó, Bộ Công Thương đã báo cáo và được Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì tổ chức làm rõ vấn đề này.

Sự việc đang khiến dư luận dấy lên câu hỏi phải chăng Thông tư 20 là trường hợp ngoại lệ trong cuộc chiến bãi bỏ giấy phép con.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương Nguyễn Đình Cung thẳng thắn: “Thông tư 20 đương nhiên là không còn hiệu lực. Quan trọng hơn là phải bãi bỏ và từ nay về sau không được có những quy định hạn chế cạnh tranh, không công bằng trong kinh doanh”. Ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản để xây dựng chính sách pháp luật trong nền kinh tế thị trường là phải tạo công bằng trong kinh doanh cho mọi người, không tạo ra sự độc quyền cho một nhóm.

Về khả năng những quy định tại Thông tư 20 tiếp tục được nâng cấp thành nghị định, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng khi đó sẽ tạo tiền lệ khó chấp nhận và quan trọng hơn là sẽ rất khó lấy lại niềm tin trong môi trường kinh doanh đối với những thông điệp Chính phủ đã cam kết thực hiện.

Trái với tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khẳng định Thông tư 20 trái với tinh thần Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (NVV). Hiện tại, Chính phủ đang soạn thảo Luật Hỗ trợ DNNVV, trong đó quy định cơ quan nhà nước không được đặt ra điều kiện dưới hình thức nào đó mà hạn chế khả năng gia nhập thị trường, kinh doanh của DNNVV. Trong khi đó, Thông tư 20 lại đang cản trở việc gia nhập thị trường của các DN nhỏ. Trong báo cáo, VCCI cho rằng: “Bãi bỏ Thông tư 20 có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển cộng đồng DN tư nhân trong nước. Trường Hải từng xuất phát từ một DN nhỏ, phân phối xe, sau đó mới phát triển trở thành DN sản xuất ô tô hàng đầu Việt Nam. Nhà nước nên trao cho các DN nhỏ cơ hội để phát triển chứ không nên ngăn cản, từ đó mới có các DN tư nhân lớn như Trường Hải”.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy việc bảo hộ sản xuất trong nước luôn phải có lộ trình định trước và luôn phải được điều chỉnh theo hướng giảm dần bảo hộ, tăng dần cạnh tranh. Chính sách bảo hộ sản xuất ô tô trong nước của Việt Nam đã được duy trì từ cuối thế kỷ trước và chúng ta đã có đủ thời gian để chứng minh rằng hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước không thực sự hiệu quả. Chính sách bảo hộ đối với sản xuất ô tô trong nước nên có trọng tâm, trọng điểm vào một số dòng xe mà trong nước có ưu thế sản xuất, như một số sản phẩm của Thaco Trường Hải. Tuy nhiên, các quy định của Thông tư 20 hiện nay quá rộng, bao gồm tất cả các dòng xe và đang dành thị trường của Việt Nam cho một số nhà nhập khẩu nước ngoài.

Về ý kiến cho rằng phải nhập khẩu xe chính hãng để bảo đảm an toàn, chất lượng xe, VCCI nhận định trong thực tế, người tiêu dùng muốn có dịch vụ bảo hành tốt thì phải trả phí cao và luật không nên buộc người dân phải vào siêu thị mua sắm vì chất lượng thực phẩm trong siêu thị cao hơn, trong khi có thể mua ở cửa hàng gần nhà.

Theo VCCI, quy định tại Thông tư 20 rõ ràng có tính chất là một điều kiện kinh doanh vì đã trao quyền cho một số doanh nghiệp nhất định đủ điều kiện thì được kinh doanh, còn các doanh nghiệp khác thì không được.
Theo NLĐO
Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video