Một cơ sở bị xử phạt 27,5 triệu đồng sau khi bị tố bán bánh mì mốc cho khách

Ngày 16/7, BQL An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng cho biết, qua phản ánh của người dân, đơn vị này vừa kiểm tra xử phạt một cơ sở bánh mì 27,5 triệu đồng vì hành vi kinh doanh không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Một cơ sở bị xử phạt 27,5 triệu đồng sau khi bị tố bán bánh mì mốc cho khách

Cụ thể, ngày 6/7, tài khoản mạng xã hội có tên L.T.K.D đăng tải thông tin cảnh báo mọi người khi mua bánh mì tại cửa hàng Q. trên đường Hoàng Văn Thái (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Theo bài viết này, sau khi mua bánh mì về cho con ăn, chị D. tá hỏa phát hiện phần nhân xúc xích bên trong đã bị meo mốc, bốc mùi ôi thiu.

Sau khi nhận được tin báo, sáng ngày 8/7, BQL An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã thành lập đoàn thanh tra, phối hợp với UBND phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) tiến hành xác minh thông tin và thanh tra đột xuất cơ sở A.Q (số 81 Hoàng Văn Thái, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu).

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này chỉ sản xuất và bày bán bánh mì ổ. Sản phẩm bánh mì nhân xúc xích theo phản ánh của trên mạng xã hội đã không còn bày bán tại cơ sở nên đoàn thanh tra không tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.

Qua kiểm tra, đoàn thanh tra phát hiện cơ sở A.Q không có “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Đồng thời, cơ sở này cũng vi phạm quy định pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

Đoàn thanh tra của BQL An toàn thực phẩm đã lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cơ sở A.Q vì 2 hành vi phạm nên trên. Tổng số tiền là 27,5 triệu đồng; đồng thời, buộc cơ sở A.Q phải thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật đối với số bánh mì vi phạm nói trên.

Theo Giang Thanh (Tiền phong)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video