Mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo
"Mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chưa như mong muốn" - ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh tại Hội thảo: "Phát triển Ngành công nghiệp hỗ trợ - tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước" vừa tổ chức tại Hà Nội.
[caption id="attachment_77858" align="aligncenter" width="600"]
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 11 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần đạt 33,09 tỷ USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung 11 tháng đầu năm, các dự án FDI đã giải ngân được 16 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ 2016.
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Việt Nam ghi nhận những đóng góp to lớn của khu vực đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng”. Tuy nhiên, ông Đỗ Nhất Hoàng cũng cho biết, nhìn vào thực tế mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chưa như mong muốn, đầu tư FDI cần phải chọn lọc, ưu tiên các ngành sử dụng công nghệ cao, nghiêm cấm các hoạt động đầu tư có tiềm ẩn nguy cơ đối với môi trường.
GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI nhận định, khu vực FDI đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Cụ thể, vốn FDI thực hiện đạt hơn 160 tỷ USD; doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 18% thu ngân sách và 20% GDP; tạo việc làm cho 3,7 triệu lao động trực tiếp và nhiều triệu lao động gián tiếp; đồng thời, du nhập phương thức sản xuất, phân phối, kinh doanh tiên tiến.
Đánh giá về những thay đổi của doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2017, GS. TS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, nhận định, so với năm 2016 và những năm trước đây, năm 2017, doanh nghiệp Việt Nam có những sự thay đổi rõ rệt về việc áp dụng công nghệ mới.
Cụ thể, kết quả khảo sát Viện nghiên cứ chiến lược, chính sách Bộ Công thương trên 4 nghìn doanh nghiệp, cho kết quả, trên 90% số máy móc được sử dụng là sản xuất trong năm 2015 – 2016. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã ưu tiên phát triển công nghệ trong dây truyền sản xuất, gia tăng năng suất và giả chi phí.
Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại những khó khăn mang tính khách quan khiên doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tham gia vào các ví trí cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu. Ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay, 97% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đơn hàng của doanh nghiệp phần lớn đến từ doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, các tiêu chuẩn, yêu cầu doanh nghiệp FDI đưa ra phần lớn doanh nghiệp Việt chưa đáp ứng được, nhất là yêu cầu về kỹ thuật.
Ông Khôi kiến nghị, trước những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, Chỉnh phủ đóng vai trò thành lập các trung tâm hỗ trợ kĩ thuật và trang bị máy móc hiện đại nhất hiện nay để trợ giúp doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm và đáp ứng tiêu chuẩn doanh nghiệp nước ngoài.
Ngoài ra, ông Nguyễn Mạnh Linh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách, Bộ Công Thương cho biết: "Bên cạnh việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, với các chính sách hỗ trợ phù hợp, cắt giảm chi phí doanh nghiệp, thì Chính phủ cũng cần có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ.