Mặt đường bê tông hút 4.000 lít nước ngập trong 1 phút

Cảnh người dân lội bì bõm trên đường phố sau cơn mưa lớn có lẽ sẽ thành quá khứ nếu thành phố được trang bị lớp bê tông đặc biệt này.

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=BsLtNMvKKXY[/embed]

Loại bê tông thần kỳ được công ty vật liệu xây dựng ở Anh sáng chế có thể hút được 4.000 lít nước chỉ trong 1 phút.

Báo Anh Mirror ngày 22-9 đưa tin hầu hết những nơi dễ ngập lụt đều tập trung khu dân cư và ngập úng xảy ra khi lượng nước ngầm dâng cao, hệ thống cống rãnh bị quá tải. Công ty TopMix cho biết hoàn toàn có căn cứ để kỳ vọng vào chất liệu này vì đây là vật liệu siêu hấp thụ và đủ điều kiện thay thế cho bê tông thường.

Trong clip mới được công bố, lớp bê tông có thể hút nước trực tiếp qua bề mặt và gần như hấp thụ lập tức một lượng nước lớn dội xuống.

Cụ thể, trong video vừa được công ty tung ra, khoảng 4.000 lít nước được đổ liên tiếp lên mặt đường trong vòng 60 giây nhưng không hề gây tràn ngập, không để lại dấu vết hay vũng nước nào.

Theo công ty  TopMix, ý tưởng đằng sau lớp bê tông đặc biệt này bắt nguồn từ mục đích giảm thiểu chi phí thiệt hại do lũ lụt gây ra. Hệ thống đường bê tông này cũng có thể ngăn chặn những vũng nước lớn đọng lại trên vỉa hè, dễ gây tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, điều duy nhất các nước phương Tây đang lo ngại về vật liệu này là khi thời tiết trở lạnh, nước có thể đóng băng bên trong khối bê tông gây ra các vết nứt, làm hư hại mặt đường.

Theo NLĐO

Tags:

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Video