Măng tây Việt Nam có thể được xuất sang Úc ngay trong tháng 3

Thương vụ Việt Nam tại Úc cho biết, măng tây là mặt hàng nông sản tươi có thể xuất khẩu ngay sang Úc mà không cần phải đàm phán mở cửa. Măng tây có thể là sản phẩm nông sản tiếp theo được xuất khẩu vào trị trường Australia, sau 5 tấn thanh long.

Măng tây Việt Nam có thể được xuất sang Úc ngay trong tháng 3

Trong bối cảnh thương mại nông sản có nhiều biến động, Bộ Công Thương đã chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Thương vụ Việt Nam tại Úc, bên cạnh công tác thúc đẩy xuất khẩu thường xuyên, đã kịp thời kết nối thu mua, xuất khẩu 5 tấn thanh long trong những ngày đầu tháng 2 khi bà con nông dân cần.

Thương vụ nhận thấy cần phải đa dạng hoá mặt hàng nông sản tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc, đặc biệt các mặt hàng không phải đàm phán mở cửa, có thể xuất khẩu ngay. Trong đợt làm việc với các nhà nhập khẩu tại Úc tuần qua, Thương vụ  cho rằng  măng tây tươi là mặt hàng nông sản phù hợp, có giá trị cao.

Hiện nay, măng tây Việt Nam vắng mặt tại thị trường Úc, trong khi Úc là quốc gia nhập khẩu nhiều măng tây, chủ yếu từ Mexico và Peru. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu măng tây vào Úc đạt gần 18 triệu USD (số liệu ITC). Măng tây được trồng tại nhiều vùng ở Việt Nam như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Hà Nội...

Thương vụ đã làm việc với nhà nhập khẩu tại Úc để  sẵn sàng nhập măng tây từ Việt Nam ngay trong tháng 3 này và có kế hoạch nhập khẩu ổn định. Các nhà xuất khẩu, Hợp tác xã, người nông dân trồng măng tây đáp ứng được các điều kiện về an toàn sinh học như dưới đây, xin vui lòng liên hệ với Thương vụ theo địa chỉ email: au@moit.gov.vn để kết nối trực tiếp với doanh nghiệp nhập khẩu.

Thương vụ hy vọng việc tìm kiếm cơ hội đa dạng mặt hàng xuất khẩu (đặc biệt là không phải đàm phán mở cửa) sẽ giúp bà con nông dân bớt tập trung sản xuất quá lớn vào một số mặt hàng dẫn đến nhiều rủi ro khi có biến động. Nếu măng tây Việt Nam xây dựng được thương hiệu tại Úc, từ đó tạo được uy tín,  sẽ mở ra cơ hội to lớn về một ngành hàng nông sản nhiều triển vọng trên thị trường thế giới.

Măng tây xuất khẩu vào Úc không  phải xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, các lô hàng sẽ bị kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về an toàn sinh học theo quy định của Úc. Quan trọng nhất không được nhiễm bọ trĩ (Thripidae).

Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã phối hợp với Công ty Xuất nhập khẩu (XNK) Đà Lạt tại Melbourne, bang Victoria và Sở Công Thương Long An xuất khẩu 5 tấn thanh long ruột đỏ từ Việt Nam sang Úc.

Thanh long do Úc trồng đang vào mùa vụ và được bày bán nhiều nơi, nên việc đưa được thanh long Việt Nam sang Úc là một thách thức lớn. Thanh long Việt Nam chính thức được cấp phép nhập khẩu vào Úc kể từ tháng 7/2017, sau hơn 9 năm đàm phán. Đáng chú ý, đến nay Úc mới chỉ mở cửa thị trường thanh long tươi duy nhất cho Việt Nam.

Theo Tạp chí Công Thương

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video