Màn khởi động ấn tượng cho Năm Du lịch quốc gia 2018

Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, trong 4 ngày nghỉ lễ (từ 28.4 đến hết 1.5), Quảng Ninh đã đón khoảng 53 vạn lượt khách, tăng 26% so cùng kỳ năm 2017.

Một loạt các sự kiện được tổ chức tại Quảng Ninh vào kỳ nghỉ lễ 30.4, 1.5 vừa qua, đặc biệt là khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 – Hạ Long – Quảng Ninh và Chương trình Carnaval Hạ Long 2018 tổ chức vào tối 28.4 đã khiến cho cả người dân Quảng Ninh và du khách thực sự choáng ngợp với các “bữa tiệc” văn hóa. Chỉ ngay sau đó một hôm, vào tối 29.4, Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh đã báo về con số: Trong ngày 29.4 đã có 26.805 lượt khách tham quan Vịnh Hạ Long, tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái.

[caption id="attachment_92400" align="aligncenter" width="500"] Tàu đưa khách tham quan vịnh Hạ Long hoạt động hết công suất trong các ngày nghỉ lễ. Ảnh: N.Q[/caption]

Có thể nói, chưa bao giờ Quảng Ninh cùng lúc có nhiều sự kiện như thế. Sáng 28.4, lễ hợp long cầu Bạch Đằng, điểm kết nối quan trọng chuỗi dự án giao thông trọng điểm trên 2 tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long và Hạ Long - Vân Đồn, đã được tổ chức. Tiếp đó là Lễ hội ẩm thực - văn hóa châu Á, Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc - Quảng Ninh 2018 tại TP.Hạ Long; Hội Soóng Cọ của người Sán Chỉ ở Bình Liêu; Lễ hội đường phố ở Móng Cái...

Với những cơ sở hạ tầng du lịch ngày càng được nâng cao, hướng tới là thành phố du lịch quốc tế, nên các dịch vụ du lịch của Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung đã nhận được sự hài lòng của du khách.

Anh Nguyễn Quyết Tiến - khách du lịch đến từ Hà Đông, TP.Hà Nội, bày tỏ: “Cùng gia đình đến Quảng Ninh lần này để du lịch, tôi thực sự bất ngờ bởi sự thay đổi nhanh chóng, hiện đại, sạch sẽ, chất lượng dịch vụ du lịch rất tốt”.

Ngoài các trung tâm du lịch - giải trí đông đúc, các điểm du lịch tâm linh như Yên Tử cũng đón lượng khách tăng cao vào dịp nghỉ lễ vừa qua. “Tôi đi nhiều điểm du lịch tâm linh, nhưng thấy tiềm năng ở lĩnh vực này của Quảng Ninh rất tốt, đặc biệt là với Yên Tử. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa, thì những thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ tại đây khiến chúng tôi thấy hài lòng” - anh Phạm Quang Hanh (quận Lê Chân, Hải Phòng) nói.

[caption id="attachment_92399" align="aligncenter" width="500"] Vũ công tham gia biểu diễn tại Lễ hội Carnaval Hạ Long đêm 28.4. Ảnh: N.Q[/caption]

Ông Phạm Ngọc Thủy - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh đánh giá: Trước khi tổ chức các sự kiện này, Quảng Ninh chủ động mở rộng phạm vi ra các địa phương, từ Móng Cái, Hải Hà, Vân Đồn đến các vùng núi, hải đảo như Bình Liêu, Cô Tô, ở đâu cũng có các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch nhằm thu hút khách, cho nên tại khu vực trung tâm không xảy ra bất ổn, ùn tắc cục bộ.

Ngoài ra, các ngành chức năng của Quảng Ninh cũng tăng cường công tác kiểm tra, rà soát chất lượng dịch vụ, đặc biệt là các thiết bị phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu doanh nghiệp sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm OCOP Quảng Ninh phục vụ khách du lịch. Trong dịp này, không có khách du lịch bị ngộ độc thực phẩm, không xảy ra hỏa hoạn, an ninh trật tự cơ bản được đảm bảo... Đường dây nóng của Sở Du lịch trực 24/24 giờ tiếp nhận và giải quyết 3 kiến nghị của du khách, kịp thời giải thích, hướng dẫn; giải đáp 42 yêu cầu thông tin cho khách du lịch.

Với những sự nỗ lực ấy, Quảng Ninh tiếp tục khẳng định là một điểm đến hàng đầu trong nước, với nhiều dịch vụ, sản phẩm du lịch phong phú đa dạng và hấp dẫn.

Thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh, trong 4 ngày nghỉ lễ từ 28.4 đến hết 1.5, tổng số lượt khách đến các điểm du lịch, dịch vụ trên địa bàn ước đạt 530.000 lượt, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2017. Công suất bình quân khách sạn từ 3 - 5 sao đạt khoảng 95%. Khách thăm vịnh Hạ Long đạt trên 81.000 lượt. Khách Trung Quốc nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế  Móng Cái đạt trên 10.000 lượt.

Theo Dân Việt

Tags:

Lần thứ ba Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2005: Văn hóa luôn là một trong những trụ cột của phát triển bền vững tại Việt Nam

Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, sự bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông… là điều kiện thuận lợi diễn ra quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh cơ hội quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc, toàn cầu hóa đem đến tác động tiêu cực đối với những giá trị truyền thống cũng như làm gia tăng tính ngoại lai trong hoạt động và dịch vụ văn hóa.

Nam A Bank tiếp tục đồng hành TOP 2 Miss Cosmo Vietnam 2025 trên hành trình lan tỏa giá trị cộng đồng

Với vai trò Ngân hàng chính thức của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 – Miss Cosmo Vietnam 2025, Nam A Bank đã trao tặng thẻ tín dụng Nam A Bank Visa Platinum đến Tân Hoa hậu, Á hậu, các giải thưởng phụ và Top 5 chung cuộc. Đồng thời, Ngân hàng sẽ tiếp tục sát cánh cùng tân Hoa hậu, Á hậu trên hành trình đương nhiệm sắp tới.

Phát triển công nghiệp văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam

Âm nhạc dân tộc Việt Nam là một tiềm năng kết nối cộng đồng, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa bằng nhiều sự kiện hấp dẫn trong và ngoài nước. Để lan tỏa, bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống của 54 dân tộc anh em, hiện có nhiều liên kết giữa các tỉnh, địa phương, lớn hơn là Việt Nam và quốc tế.

Thúc đẩy du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Điện ảnh có vai trò như một “sứ giả văn hóa và du lịch” - không chỉ truyền tải vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử, con người, mà còn thúc đẩy đối thoại, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Video