Lừa đảo hàng trăm tỷ đồng, vợ Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng bị bắt

Chiều tối 15/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã bắt bà Bùi Thị Mai Liên (46 tuổi, trú TP.Đà Lạt), Trưởng phòng Hành chính Tư pháp (Sở Tư pháp Lâm Đồng), nơi ông Đoàn Xuân Sơn, chồng bà Liên, làm Giám đốc.

Lừa đảo hàng trăm tỷ đồng, vợ Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng bị bắt

Việc bắt và khám xét diễn ra tại nơi làm việc của bà Liên.

 

Lực lượng chức năng đã thông báo vụ việc với Sở chủ quản của bà Liên và tiến hành khám xét tại Phòng công chứng số 1, đặt tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng (số 36 đường Trần Phú, Phường 4, Đà Lạt).

Lừa đảo hàng trăm tỷ đồng, vợ Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng bị bắt - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng khám xét tại Phòng công chứng số 1.

Thông tin ban đầu, bị can bị bắt về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng địa vị của chồng, vị trí xã hội của mình và trưng ra một số giấy tờ về bất động sản, Liên đã lấy được niềm tin của nhiều người, mượn nợ rồi cù nhây không trả. Chủ nợ của Liên, người nhiều nhất trên 53 tỷ đồng, ít cũng vài ba tỷ.

Liên đã thế chấp căn nhà đang ở và một số tài sản là bất động sản khác để vay tiền. Với một món bất động sản, Liên ký công chứng thế chấp vay tiền của 2 người. Hiện số tiền mà Liên nợ của ngân hàng, cán bộ và người dân lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Nạn nhân của Liên thuộc nhiều thành phần: cán bộ ở một số cơ quan thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngân hàng, công an và người dân. Thủ đoạn chủ yếu là dụ dỗ, lừa phỉnh người khác lập hợp đồng, viết giấy vay nhận nợ.

Ông Sơn được cho là trực tiếp ký ít nhất 2 giấy vay nợ cùng với vợ. Nhiều nạn nhân tố cáo ông Sơn cùng Liên trực tiếp hỏi vay tiền; có những khoản vay nợ, Liên giao dịch ngay tại cơ quan.

Một số chủ nợ đã đến Sở Tư pháp tìm gặp vợ chồng Liên để đòi nợ, gây ồn ào, ảnh hưởng đến môi trường công sở. Có người đã khởi kiện vụ án đến TAND TP.Đà Lạt. Ngày 28/2, tòa đã thụ lý vụ án và ra quyết định phong tỏa ngôi nhà 20 C Phan Chu Trinh của bà Liên.

Công an Lâm Đồng đang điều tra mở rộng vụ án.

Theo Kim Anh ​ (Tiền Phong)

Sản xuất thực phẩm bẩn, thuốc, thực phẩm chức năng giả - Tội ác trắng

Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, thuốc và thực phẩm chức năng giả bị cơ quan chức năng phanh phui. Nhiều vụ án liên quan đã được khởi tố với hàng chục bị can. Cần khẳng định rằng thực phẩm bẩn, thuốc và thực phẩm chức năng giả không đơn thuần là vấn đề vệ sinh hay gian lận thương mại. Đó là một “tội ác trắng”, lặng lẽ nhưng vô cùng nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng.

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư Quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.

Kiên quyết ngăn chặn nạn “bảo kê” hàng giả

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, khi thảo luận vấn nạn hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu lên một vấn đề nhức nhối: Tình trạng hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp một phần do có một bộ phận cán bộ biến chất tiếp tay cho các vi phạm. Đã có không ít cán bộ trong một số ngành, lĩnh vực được trao trách nhiệm nhưng thoái hóa, biến chất, đồng lõa để hàng giả, hàng kém chất lượng... tràn lan trên thị trường.

Video