Lỗ 60 tỷ đồng, một bệnh viện quốc tế ở Sài Gòn đóng cửa

Hội đồng quản trị (HĐQT) Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang quyết định đóng cửa bệnh viện do kinh doanh thua lỗ.

Theo ông Diệp Văn Phát, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang, sau hơn 2 năm hoạt động, bệnh viện đã lỗ lũy kế trên 60 tỷ đồng, chưa bao gồm lãi vay ban đầu. Đến nay, đơn vị này không còn đủ tài chính để duy trì và sẽ ngưng hoạt động bệnh viện kể từ ngày 28/4.

Lý do được đưa ra là bệnh viện này từ ngày thành lập tới nay hoạt động không hiệu quả. Công ty liên tục phải bù lỗ. Đến nay, công ty không đủ tài chính để tiếp tục duy trì hoạt động của bệnh viện.

Trong công văn gửi tới giám đốc bệnh viện, phía công ty yêu cầu bệnh viện ngừng tiếp nhận bệnh nhân kể từ ngày 16/4, ngừng thanh toán các khoản nợ và lập danh sách các khoản phải thanh toán gửi cho chủ tịch HĐQT.

Bệnh viện cũng đồng thời không mua thêm thuốc và trang thiết bị y tế không có nhu cầu sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động với tất cả y bác sĩ và người lao động tại đây.

Hiện bệnh viện này có 4.000 bệnh nhân đăng ký khám bảo hiểm y tế, 14 bệnh nhân chạy thận nhân tạo lâu năm. Trung bình, mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân, ngoài ra còn có khách khám theo đoàn.

Hiện hơn 50% bác sĩ và điều dưỡng đã nộp đơn xin nghỉ việc khiến bệnh viện thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Các đơn vị chức năng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ngân hàng, công ty dược đã tạm dừng cung ứng các dịch vụ liên quan.

Chủ tịch Công đoàn bệnh viện là bác sĩ Nguyễn Hoàng Tùng thay mặt người lao động đã làm đơn gửi tới Liên đoàn lao động quận 2 và cổ đông Phúc An Khang về việc liên tiếp từ tháng 1 đến nay, 157 người lao động tại bệnh viện không nhận được lương.

Dù đã tổ chức các buổi đối thoại giữa HĐQT công ty với người lao động, có sự chứng kiến của đại diện Liên đoàn lao động quận 2, theo ông Hoàng Tùng, phía HĐQT BV vẫn không thực hiện đúng như cam kết của các buổi đối thoại.

Cho đến nay, tập thể công đoàn viên, nhân viên, người lao động tại bệnh viện vẫn chưa nhận được lương tháng 2 và tháng 3. Các khoản phải trả khác như trích nộp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở, tiền bảo hiểm thai sản cho một số nữ công đoàn viên, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định cũng chưa được thực hiện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang hoạt động từ ngày 3/2/2015 tại số 800 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM. Cơ sở này có quy mô 500 giường bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế, là mô hình bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam chuyển đổi công năng từ chung cư cao cấp.

Theo Bình Nguyên Zing

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video