Liên tiếp bắt giữ hàng chục nghìn phụ tùng ô tô giả mạo, không rõ xuất xứ

Lực lượng quản lý thị trường hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh vừa bắt giữ hơn 40.000 linh kiện, phụ tùng ô tô không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc giả mạo thương hiệu.

Liên tiếp bắt giữ hàng chục nghìn phụ tùng ô tô giả mạo, không rõ xuất xứ

Lực lượng QLTT tỉnh Hải Dương kiểm tra hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ tại kho hàng của Công ty TNHH Phúc Thái Auto. Ảnh: QLTT Hải Dương

Theo tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), chiều nay (15/12) Đội QLTT số 5, Cục QLTT Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh và Đội QLTT số 4 tổ chức kiểm tra đối với Công ty TNHH Phúc Thái Auto.

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở có 800 chiếc chuột cửa xe ô tô; 300 chiếc gạt mưa xe ô tô; 6.420 bóng xe ô tô; 90 bộ điều khiển cửa xe ô tô; 11 chiếc đài xe ô tô; 47 chiếc camera ô tô; 2.000 chiếc lưỡi cắt đá do nước ngoài sản xuất không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thời điểm kiểm tra, đại diện công ty không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ liên quan đến số hàng hóa nêu trên. Do đó, Đội QLTT số 5 đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm nêu trên để xác minh làm rõ theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 11/12, tại Quảng Ninh, khi kiểm tra hộ kinh doanh Thiện Văn Bình tại địa chỉ tại khu 5 phường Ka Long, thành phố Móng Cái lực lượng QLTT tỉnh này cũng phát hiện chủ hộ kinh doanh đang bày bán 33.672 vòng bi ô tô có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu SKL, trị giá theo giá niêm yết là 398.000.000 đồng.

Lực lượng QLTT tỉnh Quảng Ninh đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên, phối hợp với chủ thể quyền xác định hàng thật, hàng giả để xử lý theo quy định.

Theo BizLIVE

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video