Lập chuỗi giá trị chăn nuôi để không còn cảnh giải cứu

Bên cạnh sự xuất hiện của nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn, ngành chăn nuôi cũng đang chứng kiến những đợt khủng hoảng về giá thành của chăn nuôi lợn. Để tránh tổn thương cho người nông dân chỉ có cách xây dựng chăn nuôi theo chuỗi giá trị để cung – cầu phù hợp.(Chinhphu.vn) – Bên cạnh sự xuất hiện của nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn, thì ngành chăn nuôi cũng đang chứng kiến những đợt khủng hoảng về giá thành của chăn nuôi lợn. Để tránh tổn thương cho người nông dân chỉ có cách xây dựng chăn nuôi theo chuỗi giá trị để cung – cầu phù hợp.

Ngày 12/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo: “Chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị”.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT): Sau 20 năm hội nhập, năng suất chăn nuôi của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Nhưng chưa bao giờ trong lịch sử, ngành chăn nuôi lợn lại rơi vào điểm nghẽn dư thừa nguồn cung như đầu năm 2017. “Chúng ta đã có đợt phát động để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi giai đoạn này. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, nguyên nhân chính vẫn là do yếu kém từ tổ chức sản xuất”, ông Dương nhấn mạnh.

Ông Vinod Ahuja, Chuyên giá chính sách của FAO khu vực châu Á, Thái Bình Dương cho biết, khủng hoảng giá với thịt lợn đã gây ra hệ lụy lớn tới các nông hộ nhỏ lẻ. Nhưng nếu chúng ta bỏ qua nông hộ nhỏ lẻ thì không bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường. Việt Nam đang ở ngã ba đường, Việt Nam đang muốn xuất khẩu chăn nuôi thì vấn đề bền vững là rất quan trọng.

Thông qua hội thảo, Cục Chăn nuôi đã lấy ý kiến các chuyên gia nông nghiệp trong và ngoài nước, giúp Việt Nam xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chiến lược chăn nuôi trong giai đoạn 2016 -2020.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang sửa chiến lược chăn nuôi theo hướng phát triển chuỗi. "Hô khẩu hiệu chưa đủ, phải có chính sách hỗ trợ thông qua hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã để dẫn dắt nông hộ đi vào thị trường. Dựa trên các ý kiến góp ý, chúng tôi sẽ trình Chính phủ sửa đổi các chính sách, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Việc xây dựng liên kết chuỗi sẽ giúp chúng ta cải thiện dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy suất nguồn gốc, phân biệt rõ ràng những khâu yếu kém. Giải quyết vấn đề cung cầu. Chưa kể đến việc, giải quyết được điểm nghẽn này, sẽ tạo ra trật tự mới cho ngành chăn nuôi”, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết.

Theo Đỗ Hương Chinhphu.vn

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video