Lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2016 đạt 3,47 tỷ USD tăng 1,23% so với 3,42 tỷ USD cùng kỳ năm trước.  [caption id="attachment_35565" align="aligncenter" width="550"]Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh là chè, hạt điều, nguyên phụ liệu dệt may, da giày. Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh là chè, hạt điều, nguyên phụ liệu dệt may, da giày.[/caption]

Trong đó, xuất khẩu đạt 1,76 tỷ USD tăng 7,4% so với 1,64 tỷ USD, nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 1,70 tỷ USD giảm 4,4% so với 1,78 tỷ USD đã đạt được trong 8 tháng đầu năm 2015.

Đáng chú ý đây là tháng thứ 2 liên tiếp Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ với giá trị ngày càng lớn, riêng tháng 8 chúng ta xuất siêu 25,72 triệu USD nâng tổng kim ngạch xuất siêu kể từ đầu năm lên 59 triệu USD. Xuất khẩu trong tháng 8 tăng 5,0% so với tháng trước, nhập khẩu tăng 24,8%.

Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh gồm: Chè tăng 344%, riêng tháng 8 xuất khẩu chè đạt 622.981 USD, hạt điều tăng 105,5%; kim loại thường và sản phẩm tăng 98,7%; nguyên phụ liệu dệt may, da, giày tăng 54,6%; cà phê tăng 54,8%; hàng dệt may tăng 34,8%; đáng chú ý, xuất khẩu hàng dệt may sang Ấn Độ trong tháng 8 đạt 7,22 triệu USD tăng hơn 3 lần so với 2,28 triệu USD của tháng 7. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong 8 tháng qua đạt 22,81 triệu USD.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm như: than đá giảm 69,8%; bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giảm 64,8%; chất dẻo nguyên liệu giảm 50%; xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục xu hướng giảm, trong 8 tháng qua tổng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 242,93 triệu USD so với 474,78 triệu USD cùng kỳ năm trước, giảm 48,8%.

Các mặt hàng nhập khẩu tăng gồm: hàng rau quả tăng 118,6%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 93,9%; máy vi tính, sản phẩm và linh kiện tăng 66,1%; giấy các loại tăng 34,7%; sản phẩm từ sắt thép tăng 27,7%.

Một số mặt hàng nhập khẩu giảm là ngô giảm 94,2%, trong nhiều tháng qua Việt Nam không nhập khẩu ngô từ Ấn Độ do giá không cạnh tranh được với các nước khác; dầu mỡ động thực vật giảm 71,3%; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 32% phân bón các loại giảm 27,2%.

Theo Giang Phan (Congluan)

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video