Khung giá tính thuế tài nguyên mới: Công bằng giữa các địa phương, DN

Đại diện Tổng cục Thuế khẳng định đã hoàn tất dự thảo Thông tư quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau.

[caption id="attachment_23265" align="aligncenter" width="700"]Theo đề xuất của Tổng cục Thuế, giá tính thuế tài nguyên với nhóm khoáng sản kim loại như: Sắt, sắt kim loại có giá tối thiểu tính thuế là 9 triệu đồng/tấn và tối đa 10 triệu đồng/tấn Theo đề xuất của Tổng cục Thuế, giá tính thuế tài nguyên với nhóm khoáng sản kim loại như: Sắt, sắt kim loại có giá tối thiểu tính thuế là 9 triệu đồng/tấn và tối đa 10 triệu đồng/tấn[/caption]

Đây sẽ là cơ sở để thu hẹp khoảng cách về giá đối với các nhóm, loại tài nguyên giữa các địa phương, tạo cạnh tranh lành mạnh và công bằng giữa các doanh nghiệp khai thác tài nguyên và các địa phương có tài nguyên khai thác.

Tài nguyên cạn kiệt – ngân sách hạn hẹp

Số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, Việt Nam đã khai thác 42,6 triệu tấn than, 3 triệu tấn quặng sắt, 3 triệu tấn Appatite, 193 ngàn tấn Mangan và nhiều loại khoáng sản khác với sản lượng lớn. Tuy nhiên, theo đánh giá của TS Nguyễn Thành Sơn – chuyên gia độc lập, hiện nay công nghiệp khai khoáng của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Đơn cử như về khoáng sản titan, đây là nguyên tố có nhiều trong tự nhiên với hàm lượng 0,5-0,6%. Hàm lượng titan ở Bình Thuận cũng chỉ đạt 0,5%, trong khi mỏ ở Nga hàm lượng trên 10%. Vì thế, theo ông Sơn, Việt Nam xác định có 600 triệu tấn nhưng thực tế có lẽ không được như vậy. Bên cạnh đó, công nghệ khai thác khoáng sản của Việt Nam còn lạc hậu, tổ chức quản lý không phù hợp, năng suất và hiệu quả thấp, đồng thời xâm hại nghiêm trọng đến môi trường. Bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, thu thuế tài nguyên khoáng sản năm 2014 chỉ chiếm 4,4% tổng thu ngân sách, trong đó thuế từ tài nguyên khác đạt 1,25%.

Giải pháp từ ngành thuế

Theo đề xuất của Tổng cục Thuế, khung giá tính thuế tài nguyên mới sẽ được chia 5 nhóm gồm: Khung giá tính thuế tài nguyên đối với khoáng sản kim loại; khung giá tính thuế tài nguyên đối với khoáng sản phi kim loại; khung giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên; khung giá tính thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên; khung giá tính thuế đối với yến sào thiên nhiên.

Trong đó, khung giá tính thuế tài nguyên đảm bảo 5 yếu tố về mã nhóm, loại tài nguyên; tên nhóm, loại tài nguyên; đơn vị tính; giá tối thiểu; giá tối đa. Theo đó, giá tối đa của một nhóm, loại tài nguyên trong khung được lấy theo mức giá lớn nhất trong chuỗi giá tính thuế được tổng hợp từ các tài nguyên tương ứng trên bảng giá tính thuế của các tỉnh, thành phố. Đối với giá tối thiểu, với mục tiêu rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương và yêu cầu khai thác tài nguyên hiệu quả, mức giá tối thiểu sẽ phải nâng lên so với giá thấp nhất hiện nay tại các địa phương đang áp dụng.

Mặt khác, để đảm bảo công bằng và minh bạch, cơ sở dữ liệu về giá tính thuế tài nguyên sẽ dựa trên khung giá do Bộ Tài chính ban hành; bảng giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh ban hành; nguồn thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tính thuế tài nguyên… Định kỳ 5 năm Bộ Tài chính thực hiện rà soát khung giá tính thuế tài nguyên thay thế để các địa phương có căn cứ thực hiện.

Theo DĐDN

Tags:

Chương mới của nền kinh tế

Chính phủ vừa tái khẳng định quyết tâm theo đuổi kịch bản tăng trưởng GDP 8,0% và thậm chí phấn đấu đạt 8,3 – 8,5% trong năm 2025.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video