Không hóa đơn đầu vào, hộ kinh doanh có thể đối diện rủi ro vì hàng tồn kho

Từ 1.7.2025, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm phải dùng hóa đơn điện tử. Hàng tồn không hóa đơn cần giải trình để tránh rủi ro thuế.
Hàng tồn không hóa đơn: Hộ kinh doanh phải kê khai, giải trình để tránh rủi ro thuế. Ảnh: Lục Giang.

Rủi ro pháp lý nếu không chứng minh được nguồn gốc

Từ ngày 1.7.2025, theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Thông tư 32/2025/TT-BTC, các hộ và cá nhân kinh doanh trong một số lĩnh vực như bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ăn uống… có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm trở lên sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế, khởi tại từ máy tính tiền. Việc chuyển đổi từ thuế khoán sang quản lý thuế theo hóa đơn là xu hướng không thể đảo ngược.

Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh hiện vẫn còn tồn đọng lượng lớn hàng hóa không có hóa đơn đầu vào, do được mua từ các hộ nộp thuế khoán trước đây – những đối tượng không có nghĩa vụ xuất hóa đơn theo quy định cũ. Khi chuyển sang chế độ hóa đơn điện tử, phần hàng tồn này có thể trở thành rủi ro thuế vụ đáng kể nếu không được xử lý đúng cách.

Theo Luật Quản lý thuế 2019 (Điều 16, Điều 17) và Thông tư 80/2021/TT-BTC, nếu không chứng minh được tính hợp pháp của hàng hóa đầu vào, hộ kinh doanh có thể:

Bị loại chi phí hợp lý, dẫn đến tăng thu nhập tính thuế;

Bị truy thu thuế, tính tiền phạt và chậm nộp;

Bị xử phạt hành chính do vi phạm về hóa đơn, chứng từ;

Trong một số trường hợp, bị chuyển hồ sơ kiểm tra, thanh tra thuế.

Đây là lý do hàng tồn không có chứng từ rõ ràng có thể trở thành gánh nặng thuế vụ nếu không được chủ động xử lý.

Giải trình và lập bảng kê để bảo vệ quyền lợi

Để hạn chế rủi ro thuế khi bán hàng tồn không có hóa đơn đầu vào, hộ kinh doanh có thể chủ động áp dụng một số biện pháp sau, căn cứ theo các quy định hiện hành về quản lý thuế và sử dụng hóa đơn điện tử:

1. Lập văn bản giải trình nguồn gốc hàng tồn

Hộ kinh doanh nên ghi rõ chủng loại, thời điểm nhập, số lượng, giá trị ước tính và nguồn mua (từ hộ khoán không có hóa đơn). Văn bản cần thể hiện lý do không có hóa đơn và cam kết tính hợp pháp của hàng hóa.

2. Lập bảng kê 01/TNDN theo Thông tư 78/2021/TT-BTC

Bảng kê này cho phép ghi nhận chi phí mua hàng không có hóa đơn (thu mua từ cá nhân, hộ khoán), là căn cứ để tính giá vốn khi bán hàng trong giai đoạn sử dụng hóa đơn điện tử.

3. Kê khai và nộp thuế đầy đủ khi bán hàng tồn

Ngay cả khi không có hóa đơn đầu vào, hộ kinh doanh vẫn phải xuất hóa đơn điện tử đầu ra, kê khai thuế GTGT và thuế TNCN theo đúng quy định. Nếu có giải trình và bảng kê hợp lệ, cơ quan thuế có thể chấp nhận phần chi phí tương ứng.

Chủ động kết nối cơ quan thuế để được hướng dẫn

Cơ quan thuế khuyến khích hộ kinh doanh chủ động liên hệ cán bộ thuế địa bàn để được tư vấn thủ tục, mẫu biểu. Đồng thời có thể sử dụng ứng dụng eTax Mobile hoặc tổng đài để được hỗ trợ trực tuyến.

Tổng hợp số điện thoại Cục Thuế, Chi cục Thuế Hà Nội mới nhất?

Theo Báo Lao Động

Niềm tin là yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự cất cánh, đã đến lúc phải định vị lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước, ưu tiên phát triển doanh nghiệp tư nhân, cắt giảm rào cản hành chính. Đặc biệt, niềm tin chính là nền tảng cốt lõi, là chất xúc tác để kinh tế tư nhân bứt phá.

MWG đón sóng, thiết bị công nghệ và bán lẻ thực phẩm cùng bứt tốc?

Trong bối cảnh ngành bán lẻ Việt Nam đang từng bước phục hồi sau giai đoạn trầm lắng kéo dài hậu đại dịch, Thế Giới Di Động (MWG) - “ông lớn” của ngành hàng điện tử và tiêu dùng, đang nổi lên như một điểm sáng tăng trưởng nhờ loạt yếu tố thuận lợi hội tụ. Với chu kỳ thay mới thiết bị công nghệ đang đến gần, sức bật từ chuỗi Bách Hóa Xanh và chiến lược mở rộng thị trường quốc tế, MWG được đánh giá có nhiều cơ hội để bước vào một chu kỳ tăng tốc bền vững.

Doanh nghiệp nội tìm hướng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia

Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật cùng Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân được xem là “chìa khóa vàng”mở cửa cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam bứt phá, nắm bắt cơ hội tham gia vào hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

NECS đồng hành cùng kỷ nguyên vươn mình sau sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập một số địa phương trong cả nước – tiêu biểu là Long An và Tây Ninh – không chỉ đánh dấu bước chuyển mình về mặt hành chính mà còn mở ra cơ hội tái cấu trúc chiến lược và nâng cao hiệu quả quản lý. Trong bối cảnh này, Công ty Cổ phần Kho lạnh Kỷ Nguyên Mới (NECS) tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong đồng hành cùng kỷ nguyên mới vươn mình, với sứ mệnh xây dựng nền tảng logistics hiện đại phục vụ hiệu quả chuỗi cung ứng quốc gia.