Khi người kế thừa không muốn tiếp quản công ty gia đình
Hai công ty hàng đầu, một của Mỹ, một của Việt Nam nhưng thế hệ kế thừa đã có những quyết định khác nhau trong việc kế thừa việc kinh doanh của gia đình.
[caption id="attachment_15838" align="aligncenter" width="700"]
Mars Incorporated là một trong những công ty thực phẩm hàng đầu thế giới. Công ty đã tồn tại hơn 100 năm lịch sử phát triển với mô hình quản trị kiểu gia đình.
Mars Incorporated được thành lập năm 1911 bởi Frank Mars và từ đó trở đi, Mars Inc vẫn luôn được điều hành bởi những người trong dòng họ Mars. Giá trị của công ty Mars Incorporated hiện nay là 33 tỷ USD.
Điều gì khiến một công ty gia đình có thể tồn tại lâu như vậy và có thể quản lý hiệu quả một thương hiệu trị giá 33 tỷ USD?
Ông Russ Chan, Giám đốc của Mars Incoraporated tại Malaysia và Singapore, chia sẻ rằng có một sự thật là trong gia đình Mars không phải ai cũng có ao ước được tiếp quản thương hiệu Mars.
Một số thành viên mong muốn mở một việc kinh doanh của riêng họ. Những thành viên còn lại, những người muốn tiếp quản thương hiệu Mars Inc, sẽ lao vào vòng xoáy tranh giành quyền lực để chi phối các hoạt động của công ty theo định hướng của riêng mình.
Như vậy, Mars đã vượt qua khó khăn này như thế nào? Rất đơn giản, dòng họ Mars quyết định thuê một người ngoài dòng họ làm Giám đốc Điều hành công ty. Tất cả những người thuộc dòng họ sẽ nằm trong Hội đồng Quản trị. Những thành viên khác trong dòng họ nhưng không làm việc trong công ty sẽ vẫn có cổ phần trong Mars. Do đó, các thành viên dòng họ Mars vẫn giữ được sự hoà thuận cần thiết để công ty phát triển và Mars vẫn giữ được truyền thống là công ty gia đình.
Lấy ví dụ một công ty gia đình lâu đời như Mars để chứng tỏ hệ thống quản trị gia đình vẫn là động lực thúc đẩy một doanh nghiệp vươn lên.
Tuy nhiên, cũng có những cá nhân không muốn tiếp quản việc kinh doanh của gia đình mà muốn tự mình khởi nghiệp. Điển hình là doanh nhân Lê Hoàng Diệu Tâm - con gái của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen với doanh thu hàng năm đến 400 tỷ đồng.
Diệu Tâm lựa chọn không theo bước cha mình mà đã tự lập nghiệp với hai công ty riêng. Cô cho biết, từ nhỏ cô đã được giáo dục rằng điều làm con người thoả mãn nhất khi có thể phát triển hết khả năng và đam mê của bản thân. Cô cho rằng làm việc trong một tập đoàn lớn, nhân viên sẽ đánh mất đi đam mê vốn có và sự tự do thể hiện chính kiến.
Cô cho rằng có ba điều mà các công ty khởi nghiệp (start-up) mà các tập đoàn lớn không có, đó là: start-up tạo cơ hội cho các nhân viên được thử các mảng khác nhau cho đến khi nhân viên tìm được thế mạnh của mình; các đóng góp của bạn sẽ mang ý nghĩa to lớn hơn khi làm việc tại công ty start-up thay vì đóng góp của bạn chỉ là 1 trong 1.000 nhân viên của tập đoàn; và start-up còn là một phong cách sống trách nhiệm và nhiều ý nghĩa hơn việc bạn chỉ là một nhân viên được “sai đâu đánh đấy” theo lệnh của cấp trên.
Theo Bizlive