IMF muốn tăng cường phối hợp về tài chính với Việt Nam

IMF sẽ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính Việt Nam trong các lĩnh vực chuyên môn mà hai bên cùng quan tâm, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về các chủ đề ưu tiên mà Việt Nam đề xuất trong tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017.

[caption id="attachment_71903" align="aligncenter" width="700"] Hình ảnh tại cuộc làm việc. Ảnh: VGP/Thế Phong[/caption]

Ngày 20/10, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 (FMM 2017) tại Quảng Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch FMM 2017 đã tiếp và làm việc với ông Mitsuhiro Furusawa, Phó Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các thành viên của đoàn IMF.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đánh giá cao vai trò của IMF trong việc tiến hành hoạt động kiểm điểm thường kỳ về tình hình kinh tế vĩ mô và cải cách của Việt Nam, đặc biệt là trong các đánh giá về chính sách tài khóa và ổn định hệ thống tài chính. Bộ Tài chính cảm ơn IMF trong những năm qua đã hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách thuế và quản lý hành chính thuế.

Trong những năm qua, IMF đã hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt là các hỗ trợ chuyên gia của IMF trong các lĩnh vực ngân sách, kho bạc, thuế đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giúp từng bước cải cách các chính sách, thể chế quản lý tài chính công quan trọng.

Về định hướng hợp tác hai bên trong thời gian tới, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, Bộ Tài chính Việt Nam rất quan tâm đến việc ổn định tài khóa, đẩy mạnh quản lý ngân sách, bền vững nợ công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, đào tạo tăng cường năng lực cán bộ và mong tiếp tục có sự hỗ trợ của IMF trong những lĩnh vực này.

Về phương thức hợp tác, Bộ Tài chính mong muốn IMF có cơ chế tăng cường đối thoại cấp kỹ thuật giữa 2 bên nhằm kết nối kịp thời nhu cầu của Bộ Tài chính và khả năng hỗ trợ của IMF để chủ động hơn trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật.

Ông Mitsuhiro Furusawa, Phó Tổng Giám đốc điều hành, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến việc Việt Nam chủ trì APEC 2017 và đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Tài chính Việt Nam trong quá trình chuẩn bị cũng như chủ trì các hoạt động của tiến trình Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017.

Ông Mitsuhiro Furusawa khẳng định IMF sẽ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính Việt Nam trong các lĩnh vực chuyên môn mà hai bên cùng quan tâm, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về các chủ đề ưu tiên mà Việt Nam đề xuất trong tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017.

Theo Huy Thắng Chinhphu.vn
 
Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video