Hypeloop TT khoe hệ thống đường siêu tốc 1.200 km/h: thiết kế như phim viễn tưởng, vật liệu giống khiên của Captain America

Vibramium là tên của loại vật liệu được Hypeloop TT chế tạo ra nhằm thiết kế hệ thống đường ống và các chi tiết khác cho mô hình vận chuyển hành khách hoàn toàn mới.

Hypeloop TT khoe hệ thống đường siêu tốc 1.200 km/h: thiết kế như phim viễn tưởng, vật liệu giống khiên của Captain America

Hyperloop Transportation Technologies (HTT) vừa hé lộ thiết kế cho đường ống siêu tốc đầu tiên của họ với khả năng di chuyển từ Chicago đến Cleveland (Mỹ) trong 35 phút. Hệ thống ống thương mại bản mẫu sẽ được xây dựng tại Abu Dhabi để kết nối với AI Ain. HTT cũng chia sẻ video về hệ thống đường ống hoàn thiện, thiết kế của ga tàu điện với khả năng hỗ trợ tàu di chuyển tốc độ 750 dặm/giờ (1.200 km/h).

Hypeloop TT khoe hệ thống đường siêu tốc 1.200 km/h: thiết kế như phim viễn tưởng, vật liệu giống khiên của Captain America - Ảnh 1.

Hệ thống đường ống được làm từ chất liệu "vibranium". HTT cho rằng đây là "loại vật liệu an toàn nhất thế giới – xuất hiện trong truyện của Marvel". Nếu thử nghiệm tại Abudhabi thành công, hãng này dự kiến sẽ khai thác hệ thống hyperloop tại Mỹ vào năm 2023 và chính thức vận hành vào năm 2028.

Công bố của HTT một lần nữa chứng minh tầm nhìn của Elon Musk không hề viển vông. Musk lần đầu tiên đề xuất vận hành một hệ thống giao thông bằng đường ống từ năm 2013.

Hypeloop TT khoe hệ thống đường siêu tốc 1.200 km/h: thiết kế như phim viễn tưởng, vật liệu giống khiên của Captain America - Ảnh 2.

Theo HTT, hệ thống hypeloop của họ có thể vận chuyển 164.000 hành khách mỗi ngày với khoảng cách giữa mỗi chuyến tàu là 40 giây. Tại Mỹ, HTT nhắm đến tuyến đường đầu tiên nối liền thành phố Ohio với Chicago, Illinois nhưng cũng đang xem xét mở rộng danh mục đầu tư sang Pittsburgh, Pennsylvania và New York.

Về thiết kế, nhà ga nội tuyến của HTT sẽ hỗ trợ soát vé tự động, sử dụng ánh sáng, luồng không khí tự nhiên, có hệ thống sưởi và làm mát. Trong khi đó, đường ống và hệ thống ga được chế tạo từ loại vật liệu mới mang tên vibranium.

Hypeloop TT khoe hệ thống đường siêu tốc 1.200 km/h: thiết kế như phim viễn tưởng, vật liệu giống khiên của Captain America - Ảnh 3.

Có vẻ như công ty này lấy cảm hứng từ Marvel. Vibranium được biết đến nhiều trong truyện tranh cũng như phim của Marvel như là một loại vật liệu ngoài hành tinh rơi xuống Trái Đất. Đây chính là vật liệu tạo ra chiếc khiên huyền thoại của nhân vật Captain America.

"Vibranium là vật liệu an toàn nhất trên Trái Đất. Nó thông minh và có sự nhạy cảm", Dirk Ahlborn, người sáng lập HTT nói. "Nó có thể giám sát các tác động. Chúng tôi chế tạo hệ thống đường ống với 2 lớp. Do đó, nếu một lớp bị phá hỏng, vẫn còn một lớp để dự phòng".

Hypeloop TT khoe hệ thống đường siêu tốc 1.200 km/h: thiết kế như phim viễn tưởng, vật liệu giống khiên của Captain America - Ảnh 4.
Hypeloop TT khoe hệ thống đường siêu tốc 1.200 km/h: thiết kế như phim viễn tưởng, vật liệu giống khiên của Captain America - Ảnh 5.

Khi đưa vào vận hành, HTT hy vọng sẽ giải quyết triệt để vấn đề tắc đường. Về yếu tố phát thải gây ô nhiễm không khí, công ty này cho biết sẽ sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp cho hệ thống vận hành. Thậm chí, hệ thống của họ có khả năng tạo ra nhiều năng lượng hơn cả mức tiêu thụ.

Theo ức tính từ Great Lakes, một hệ thống hypeloop kết nối Chicago, Cleverland và Pittsburgh sẽ giảm được 143 triệu tấn khí thải CO2 trong khu vực. Andres De Leon – CEO của HypeloopTT cho biết: "hệ thống của chúng tôi có tính bền vững và hoạt động không phát sinh khí thải. Chúng tôi đang dẫn đầu trong một công nghệ nhanh hơn, an toàn hơn và sạch hơn nhiều so với các phương thức vận tải hiện có".

Hypeloop TT khoe hệ thống đường siêu tốc 1.200 km/h: thiết kế như phim viễn tưởng, vật liệu giống khiên của Captain America - Ảnh 6.

Dù mới chỉ tiết lộ hình hài của hệ thống giao thông đường ống, HTT cho biết họ đã sẵn sàng hoàn thiện nó. Đầu tháng 3, công ty này ra mắt loại van riêng biệt có thể chịu được lực lên đến 130 tấn. Loại van này sẽ được đặt cách mỗi 7 dặm trên toàn bộ hệ thống đường ống giúp cho việc đóng một phần đường ống để bảo trì, trong khi không làm ảnh hưởng đến việc lưu thông.

Ken Harrison – Chủ tịch kiêm CEO của GNB KL Group – đơn vị giúp phát triển đường ống cho biết: "Đây là một trong những loại van chân không lớn nhất thế giới. Một điều đáng kinh ngạc là lực mà loại van này có thể chịu. Nó có thể chịu lực 130 tấn, tương 72 ô tô hoặc một đầu máy diesel".

Trong hầu hết tình huống khẩn cấp, tàu sẽ dừng tại các trạm dừng khẩn cấp được xác định trước dọc theo chiều dài của tuyến đường để thoải hệ thống đường ống. Khu vực gặp sự cố cũng sẽ lập tức bị cô lập.

Hypeloop TT khoe hệ thống đường siêu tốc 1.200 km/h: thiết kế như phim viễn tưởng, vật liệu giống khiên của Captain America - Ảnh 7.

Nếu tàu chở khách không thể dừng lại ở lối ra được xác định trước, một lối thoát hiểm được chiếu sáng trong đường ống, đồng thời giảm áp để dẫn hành khách đến một cửa sập khẩn cấp để thoát ra ngoài.

"Loại van này được chế tạo theo tiêu chuẩn chứng nhận an toàn của các tổ chức hàng đầu thế giới. Chúng cho phép chúng tôi cô lập các phần khác nhau của đường ống trong trường hợp cần bảo trì hoặc khẩn cấp", CEO De Leon nói.

Tham khảo nguồn: DailyMail

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Video