Hơn 36 tấn khẩu trang xuất khẩu qua sân bay Tân Sơn Nhất

Hơn 36 tấn khẩu trang được xuất khẩu qua Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất, trong đó chủ yếu đi Hong Kong và Trung Quốc.

Thông tin từ Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP.HCM) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, xuất khẩu khẩu trang qua đường hàng không tăng mạnh. Tính riêng từ ngày 30/1 đến 4/2, Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục xuất khẩu khoảng 36 tấn khẩu trang.

Số khẩu trang trên được xuất khẩu đi Hong Kong, Trung Quốc, Singapore, Malaysia. Trong đó, chủ yếu xuất khẩu đi thị trường Hong Kong, Trung Quốc.

Được biết, ngày 5/2, Tổng cục Hải quan ban hành công văn 676/TCHQ-GSQL yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai những biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus corona gây ra.

Hơn 36 tấn khẩu trang xuất khẩu qua sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

Hơn 36 tấn khẩu trang xuất khẩu qua sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo đó, căn cứ quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, mặt hàng “khẩu trang y tế” không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu hoặc xuất khẩu phải xin giấy phép của cơ quan chức năng. Do vậy, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan trực thuộc giải quyết thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi kiểm tra thông tin khai trên tờ khai, người khai phải khai báo đơn vị tính là “chiếc” theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Trường hợp khai báo không thống nhất, các đơn vị hướng dẫn người khai thực hiện việc quy đổi để đảm bảo thống kê hải quan.

Theo Tân Nguyên (VTC News)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video