Hội thảo Brexit và cộng đồng kinh tế Asean dưới góc nhìn hội nhập
Ngày 3/8/2016, Đại học Văn Hiến đã tổ chức Hội thảo Brexit và Cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập, nhằm tạo diễn đàn khoa học để các nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà quản lý, chuyên gia kinh tế chia sẻ quan điểm, đề xuất giải pháp góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hội nhập.
Hội thảo đã nhận được nhiều bài viết với các nội dung liên quan đến Brexit và tác động của nó đến kinh tế nước ta và tiến trình liên kết ASEAN; Brexit và những vấn đề đặt ra đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN; Tác động tiêu cực của Brexit đến nền kinh tế Việt Nam… Bên cạnh đó, một số tham luận đã nêu bật những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đến nguồn nhân lực, khả năng hội nhập của nguồn nhân lực về kế toán Việt Nam trong AEC. Đặc biệt, đại diện Trường ĐH Văn Hiến cũng có những giải pháp đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao từ phía nhà trường để đáp ứng nhu cầu hội nhập.
Các vấn đề thảo luận cũng xoay quanh việc phân tích sự tác động nền kinh tế, chính trị của Brexit, cũng như sự ảnh hưởng đến quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế Asean. Đặc biệt là việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập, đặc biệt là ngành du lịch, kinh tế, kế toán.
Tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích, bàn luận về nguyên nhân và tác động của sự kiện 52% người dân nước Anh bỏ phiếu đồng ý tách khỏi Cộng đồng Kinh tế Châu Âu. Trong đó, tập trung vào một số khía cạnh như: Brexit và tác động của nó đến kinh tế nước ta và tiến trình liên kết ASEAN; Brexit và những vấn đề đặt ra đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN; Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam…
[caption id="attachment_29948" align="aligncenter" width="700"]
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Đức, Giám đốc điều hành trường Đại học Văn Hiến, với Việt Nam, bài học mà Brexit mang đến là sự thận trọng trong việc lựa chọn đường hướng phát triển trên cơ sở cân nhắc tính hợp lý giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế. Đặc biệt là cần chú ý đến tăng cường nhận thức của người dân về vai trò và vị thế của quốc gia trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa gắn liền với chủ nghĩa khu vực. Để làm được điều đó, xây dựng và phát triển một nguồn nhân lực chất lượng cao và chủ động trong hội nhập quốc tế, đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc là một trách nhiệm nặng nề của các trường ĐH tại Việt Nam”.
Trường Đại học Văn Hiến là một trường Đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đa trình độ và đa hình thức đào tạo theo định hướng ứng dụng, linh hoạt theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Với phương châm đào tạo sinh viên Văn Hiến “Thành nhân trước khi thành danh”, qua 19 năm hoạt động nhà trường đã cung cấp cho xã hội hơn 15.000 cử nhân tốt nghiệp với 30 ngành và chuyên ngành. Đặc biệt trong số các ngành đào tạo của trường có 2 ngành “tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào tạo” trong 10 nước ASEAN là kế toán và du lịch. Hội thảo sẽ giúp cho nhà trường có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với quá trình hội nhập quốc tế.
PV