Hình thành cực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh-Thanh Hóa

Những tiềm tăng, lợi thế của Thanh Hóa đang được khai thác đúng hướng, phát huy hiệu quả để hình thành cực tăng trưởng.

Nằm ở khu vực Bắc Trung bộ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, Thanh Hoá được xác định là tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, dựng nước và giữ nước của dân tộc trước đây và trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước ngày nay.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng, khát vọng thịnh vượng và những nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc tạo lập trong những năm gần đây, được xem là những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa trong thu hút đầu tư, những yếu tố để Thanh Hóa được xác định là cực tăng trưởng mới, một trong những trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội của khu vực và cả nước.

Hình thành cực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh-Thanh Hóa - Ảnh 1.

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long.

Với mạng lưới giao thông đa dạng, phong phú, có tính mở và tính kết nối cao, với đầy đủ các loại hình: Đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không. 

Trong đó, Cảng hàng không Thọ Xuân đã được quy hoạch thành Cảng hàng không quốc tế, dự bị cho cảng hàng không Nội Bài. Bên cạnh đó, Cảng nước sâu Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu 7 vạn tấn, tương lai là 10 vạn tấn, được quy hoạch với công suất bốc dỡ lên đến 80 triệu tấn hàng hóa/năm, đã đưa khai thác vận tải container quốc tế với sự tham gia của hãng vận tải biển lớn thứ 3 trên thế giới, hứa hẹn trở thành trung tâm Logistics lớn của cả nước và khu vực.

Ông Trịnh Thế Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần gang thép Nghi Sơn cho biết: "Việc đầu tư cảng biển không chỉ phục vụ cho Liên hợp gang thép Nghi Sơn còn phụ cụ cho cả Khu kinh tế Nghi Sơn và cả khu vực Bắc Miền trung và sự phát triển của khu vực phía Bắc. Hiện nay lượng tàu ra vào lớn, lượng hàng hoá vào bốc xếp năm sau cao hơn so với năm trước".

Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh hội tụ đủ cả 3 vùng địa lý là miền núi, đồng bằng và ven biển, thuận lợi cho kinh tế phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Đặc biệt, tỉnh Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích 106.000 ha, là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước, được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư vào khu kinh tế này.

Ngoài ra, Thanh Hoá  còn có 8 Khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch và đầu tư hạ tầng, có thể phát triển toàn diện các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và thương mại, dịch vụ.

Đánh giá về tiềm năng, lợi thế khi đầu tư vào Thanh Hóa, ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch Tập đoàn hoá chất Đức Giang cho rằng: "Trước khi về Khu kinh tế Nghi Sơn chúng tôi đã đi 7 tỉnh thành để khảo sát và tìm vị trí. Tôi thấy ở Nghi Sơn  hạ tầng rất là tốt có cảng biển thuận tiện cho chúng tôi xuất nhập khẩu hoá chất.  Ban quản lý tiếp đón nhiệt tình.  Đây chỉ là lý do chúng tôi chọn Nghi Sơn làm địa điểm đầu tư".

Để khai thác, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế và tranh thủ tốt những thời cơ, vận hội, Thanh Hóa rất chú trọng đến công tác quy hoạch, trong đó nổi bật là quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa sẽ được thúc đẩy bởi 5 trụ cột mà tỉnh có thế mạnh nổi trội, đó là: Trung tâm chế biến - chế tạo; Trung tâm Du lịch vừa túi tiền nổi trội; Trung tâm Y tế chất lượng, vừa túi tiền hàng đầu; Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao; Thu hút đầu tư để có hệ thống cơ sở hạ tầng hợp nhất.

Cùng với đó, tỉnh cũng có nhiều giải pháp quyết liệt để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, những năm gần đây, Thanh Hóa liên tục nằm trong nhóm đứng đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế lớn, với những dự án trọng điểm của quốc gia và khu vực.

Hình thành cực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh-Thanh Hóa - Ảnh 2.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: "Ngoài hạ tầng khá đầy đủ, hoàn chỉnh thì Thanh Hoá vị trí có vị trí rất thuận lợi, kết nối rất dễ dàng gần với Hà Nội, Hải phòng vùng kinh tế động lực của Miền Bắc. Do đó ảnh hưởng kinh tế của Thanh Hoá ra cả miền Bắc chứ ko chỉ Bắc Trung Bắc. Đánh giá về Thanh hoá thì có lẽ một trong những chuẩn quan trọng nhất là nhìn vào động thái của những nhà đầu tư giỏi dang và khôn ngoan như Nhật Bản, khi họ đã chọn đâu thì chắc chắn nơi đó có tiềm năng rất tốt cho phát triển cả hiện tại và tương lai lâu dài".

Những tiềm tăng, lợi thế của Thanh Hóa đang được khai thác đúng hướng, phát huy hiệu quả, tạo nên những thành tựu quan trọng của tỉnh trong suốt gần 35 năm đổi mới. Mới đây nhất, việc Bộ chính trị ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được xem là thời cơ lớn, giúp Thanh Hóa tháo gỡ những rào cản, khơi thông được nguồn nội lực, tranh thủ tốt ngoại lực, tạo cú hích lớn để phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc./.

Theo Sỹ Đức (VOV)

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video