Hiệp hội Taxi TP HCM tiếp tục gửi đơn "kêu cứu"

Hiệp hội Taxi TP HCM vừa có "đơn thỉnh cầu" gửi lên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc đề nghị Nhà nước sớm có giải pháp cứu vãn khả năng phá sản của hàng trăm doanh nghiệp Taxi chính thống trong cả nước.

Theo văn bản này, Hiệp hội Taxi Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sau hai năm tổ chức thí điểm loại hình xe hợp đồng điện tử từ 09 chỗ ngồi trở xuống theo quy định tại quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016; Ngày 19/12/2017 Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tổ chức hội nghị tổng kết.
[caption id="attachment_81653" align="aligncenter" width="600"] "Cuộc chiến" giữa taxi truyền thống và các loại hình thí điểm hợp đồng điện tử hiện vẫn chưa có hồi kết[/caption]

Cũng theo quan điểm Hiệp hội, bên cạnh một số thành quả ở phạm vi hẹp cũng đã bộc lộ quá nhiều thất bại và bất công, với sự phản ứng quyết liệt của các Sở GTVT, các Hiệp hội Vận tải, Hiệp hội Taxi, điển hình như:

Quá trình thí điểm đã bộc lộ sự bất cập, bất công về mặt chính sách giữa hai loại hình Taxi và hợp đồng điện tử, bởi vì, quy về bản chất hai loại hình hoạt động như nhau, nhưng Bộ GTVT đã và đang cố gắng tạo một chợ riêng, sân chơi riêng, giống như một cơ chế thương mại độc quyền cho loại hình đang thí điểm – trong đó nòng cốt và chủ yếu là hai ông chủ nước ngoài Grab – Uber.

Việc thí điểm loại hình này buông lỏng, không hạn chế số lượng, vì vậy chỉ sau hai năm cả nước đã có trên 50.000 xe được Grab – Uber quy nạp vào mạng lưới và hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) từ Bắc vào Nam trở thành vệ tinh, thuộc cấp của Grab – Uber – điều đáng nói là mối quan hệ giữa chủ xe – lái xe với doanh nghịêp – HTX chỉ là hình thức – mối quan hệ cơ bản được xác lập là sự điều hành – chỉ đạo trực tiếp từ Grab – Uber đến các chủ xe và lái xe của Việt Nam. Thậm chí Uber Hà Lan trực tiếp chỉ đạo, điều hành và quyết định mọi vấn đề kinh doanh tại Việt Nam. Kể cả quy định giá cước, thu cước, phân chia lợi nhuận, kể cả trực tiếp thỏa thuận giá cả với khách hàng trên đất nước Việt Nam .v.v…

Điều khác biệt là hầu hết xe chạy cho Grab – Uber đều không có đèn mui, không có đặc điểm nhận dạng thương hiệu, không dán logo, riêng phù hiệu có xe dán xe không … từ đó dễ dàng “tàng hình” để giành khách và qua mặt các cơ quan chức năng khi muốn kiểm tra – nhiều địa phương công khai tuyên bố “bó tay” hoặc “chúng tôi mất kiểm soát” đối với loại xe này. Trên thực tế các địa phương chỉ có thể quy hoạch đối với taxi – không thể kiểm soát và quy hoạch đối với xe hợp đồng điện tử?

Về vấn đề thuế: nếu Nhà nước coi loại hình đang thí điểm này như Taxi thì ngành thuế không phải khổ sở, loay hoay áp nhiều loại thuế suất … nhưng cuối cùng không tránh khỏi việc thất thu cho ngân sách Nhà nước. Bằng chứng là trong ba năm số thuế mà Grab – Uber nộp chưa bằng 1/100 (9,5 tỷ so với 1.200 tỷ) đối với với một doanh nghiệp taxi có số đầu xe chưa bằng 1/9 của Grab – Uber.

Sự bất công và thiếu công bằng về mặt chính sách (bên trói, bên mở) đã đẩy hàng trăm hãng taxi chính thống đang lụi tàn – nguy cơ phá sản cao – hầu hết các hãng taxi này đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ - nằm trong quỹ đạo bảo hộ - giúp đỡ của Nhà nước mà nhiều Nghị quyết của Đảng – kế hoạch của Chính phủ và Bộ ngành Trung ương thường đề cập. Chúng tôi lo ngại sau thị trường bán lẻ đã và đang rơi vào tay các ông chủ Thái Lan – Hàn Quốc – một ngày không xa nhiều lĩnh vực khác sẽ bị người nước ngoài thôn tính làm chủ và thao túng – trong đó có lĩnh vực Taxi (nếu không được Nhà nước kịp thời giải cứu).

"Trước sau như một, chúng tôi khẳng định: Tình hình cứ như hiện nay, chúng tôi (taxi) không chết vì Grab – Uber mà chết vì chính sách thiếu công bằng của Nhà nước.

Trước thực tế khách quan nói trên, mặc dù các Hiệp hội Taxi phản ứng quyết liệt, các Sở GTVT các tỉnh, thành phố, nhiều Bộ ngành trong đó có Bộ trưởng Bộ Công thương (ông Trần Tuấn Anh), Bộ trưởng Bộ GTVT (ông Nguyễn Văn Thể) – đều cho rằng Grab – Uber đã và đang hoạt động kinh doanh vận tải như taxi, cần quản lý như taxi. Hầu hết các nước trên thế giới đều cho rằng loại hình hoạt động của Grab, Uber là kinh doanh vận tải cần quản lý như taxi, gần đây nhất Tòa án công lý Châu Âu cũng phán quyết loại hình này là hoạt động vận tải cần quản lý như một doanh nghiệp kinh doanh vận tải … Tuy nhiên, trước sau như một – Vụ Vận tải vẫn tìm cách lách luật để tham mưu cho Bộ GTVT coi đó là xe hợp đồng – tức là vẫn muốn tạo sân chơi riêng, cơ chế thị trường độc quyền riêng với nhiều ưu ái cho Grab – Uber mặc dù bản chất hoạt động không khác gì taxi … Nội dung này được thể hiện trong văn bản số 14732/BGTVT-VT ngày 29/12/2017 gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ GTVT", văn bản Hiệp hội khẳng định.

Cũng theo "đơn kêu cứu", bức xúc trước thực trạng trên, ngày 09/01/2018 – 03 Hiệp hội Taxi gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh thay mặt cho hàng nghìn doanh nghiệp Taxi Bắc – Trung – Nam cùng ký văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT – ông Nguyễn Văn Thể – để trình bày, phân tích, dẫn chứng và kiến nghị nhiều nội dung mang tính chất ‘sống còn’ đối với lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng Taxi tại Việt Nam và chính thức khẩn cầu (kêu cứu), mong được các cấp có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu tường tận vấn đề để "ra tay giải cứu các doanh nghiệp taxi của Việt Nam trước khi lụi tàn – phá sản".

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video