Hãng hàng không kiện khách hàng vì dùng chiến thuật săn vé giá rẻ

Lufthansa (Đức) cáo buộc khách đã không đi đúng lịch trình như khi đặt vé nhằm hưởng tiền chênh lệch giá vé.

Fortune cho rằng người chuyên đi du lịch thường nói với nhau về chiêu thức "thành phố ẩn" giúp săn vé giá rẻ. Giả sử, khách muốn bay từ Hà Nội tới Đài Loan, nếu đặt vé chuyến bay thẳng sẽ mất 7 triệu đồng. Nhưng nếu đặt từ Hà Nội tới Nhật Bản, quá cảnh ở Đài Loan, giá vé có thể sẽ rẻ hơn. Hành khách không bay chặng tiếp theo tới Nhật Bản.

Chiêu thức này không được lòng các hãng hàng không vì nó có thể làm chậm lịch bay và đẩy giá vé lên cao cho những người khác. Cũng vì lý do này, Lufthansa – hãng hàng không lớn nhất nước Đức đã khởi kiện một hành khách lên tòa án sơ thẩm Berlin vì người này không lên chặng tiếp theo tại sân bay quá cảnh vào ngày 10/12/2018.

Theo vé đã mua vào tháng 4/2016, bị đơn phải bay từ Seattle (Mỹ) tới Oslo (Na Uy), quá cảnh tại Frankfurt (Đức). Tuy nhiên, khi tới Frankfurt, người này không lên chặng bay tiếp theo mà đặt vé từ Frankfurt tới Berlin. Như vậy, vị khách chỉ trả 657 Euro, trong khi lẽ ra phải trả 2.769 Euro.

Lufthansa cáo buộc khách hàng đã vi phạm vào điều khoản của hãng nên yêu cầu bồi thường 2.112 Euro tiền chênh lệch cùng lãi suất. Tuy nhiên, thẩm phán tòa sơ thẩm Berlin đã bãi bỏ vụ kiện.

CNN đưa tin, người phát ngôn của Lufthansa tuyên bố hãng đã đệ đơn khiếu nại quyết định của tòa án. Kết quả của vụ việc có thể đặt ra tiền lệ quan trọng trong ngành công nghiệp du lịch.

Theo Quốc Đạt
Vnexpress

Tags:

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video