Hai doanh nghiệp FDI xin nhập khẩu than trực tiếp

Sau Formosa đến lượt Vedan Việt Nam có công văn xin Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Công Thương và Tổng cục Hải quan cho nhập khẩu than trực tiếp về phát điện. Đây đều là hai doanh nghiệp FDI lớn hiện nay ở Việt Nam.

[caption id="attachment_37144" align="aligncenter" width="650"]Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2016, Việt Nam nhập khẩu hơn 9,7 triệu tấn than. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2016, Việt Nam nhập khẩu hơn 9,7 triệu tấn than.[/caption]

Cụ thể, Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam (trụ sở chính đặt tại Quốc lộ 51, thuộc xã Phước Thái, H. Long Thành, tỉnh Đồng Nai) cho biết từ năm 1991, họ đã xây dựng lò hơi đốt than phun 60 MW, công suất 307 tấn hơi/giờ, cung cấp điện năng và hơi nóng phụ vụ toàn bộ hoạt động của công ty trong sản xuất.

Tổng Giám đốc Vedan Việt Nam cho hay để vận hành nhà máy điện ổn định, công ty này phải sử dụng công nghệ đốt than phun với công nghệ cao. Do đó đòi hỏi chất lượng than phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của thiết bị, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị và hiệu suất sử dụng.

Trong quá trình đầu tư và sản xuất, hàng tháng công ty này đều nhập than từ nước ngoài để sử dụng, trung bình mối tháng, công ty này nhập khoảng 31.500 tấn. Hiện Vedan Việt Nam đã thông qua chi nhánh Vedan tại Đài Loan ký hợp đồng dài hạn với Mitsui Group (Nhật Bản) để mua than đến hết tháng 3/2017.

Vedan Việt Nam cho biết, ngày 27/6 vừa qua, trong buổi làm việc với Chi cục Hải quan Long Thành – Đồng Nai, công ty được hướng dẫn việc nhập khẩu than phải thực hiện theo một nội dung trong Thông báo 346 ngày 26/8/2014 đó là công ty muốn nhập khẩu than trực tiếp phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ hoặc phải ký Hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) hoặc Tổng công ty Đông Bắc.

Theo lý giải của Vedan, việc thay đổi trên là sự bất ngờ đối với công ty bởi từ năm 2015 công ty này mới bắt đầu sử dụng than để phát điện. Đại diện Vedan Việt Nam giải thích:“Công ty chúng tôi nghĩ rằng Thông báo trên chỉ áp dụng đối với DN nhà nước mà không ý thức được rằng DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải tuân thủ. Do mới biết đến Thông báo này và do thời gian quá cấp bách, chúng tôi chưa có thời gian tìm hiểu và làm việc với TKV và Cty Đông Bắc vì liên quan đến nhiều yếu tố như chủng loại than, chất lượng, giá cả và vận chuyển…. do đó xin Thủ tướng xem xét cho nhập khẩu than trực tiếp, thực hiện hết hợp đồng đã ký với đối tác”.

Vedan cho hay, nếu không được nhập khẩu trực tiếp, phải thông qua một trong hai công ty của Việt Nam, công ty sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại. Cụ thể là không có điện phục vụ sản xuất bột ngọt, tinh bột, xut axit, phân bón… và phải dừng hoạt động. Ngoài ra, còn phải chịu tổn thật vì hủy bỏ hợp đồng, phạt hợp đồng đối với đối tác Nhật và bồi thường cho hãng vận chuyển… những tổn thật là không thể bù đắp được.

Trước đó, công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Formosa) cũng có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép doanh nghiệp này trực tiếp nhập khẩu than phục vụ cho nhà máy nhiệt điện tại KCN Nhơn Trạch 3, tỉnh Đồng Nai.

Doanh nghiệp cho biết từ khi đầu tư vào KCN Nhơn Trạch, Formosa đã xin phép các cơ quan Chính phủ cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu than sử dụng cho nhà máy điện Đồng Nai do than trong nước có chất bốc thấp, không phù hợp với thiết bị công nghệ của Formosa. Đề nghị này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành liên quan báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên ngày 2/9/2016, Chi cục Hải quan Nhơn Trach đã hướng dẫn cho Formosa thực hiện các thủ tục nhập than. Theo đó, Formosa phải ký hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Than Đông Bắc. Đây là hai doanh nghiệp đầu mối chính vẫn nhập than vào Việt Nam.

Formosa cho rằng việc nhập than về sử dụng cho nhà máy nhiệt điện của công ty này là hợp lý, được sự đồng thuận và phù hợp theo các văn bản của bộ ngành Việt Nam hiện nay.

Chỉ các doanh nghiệp chưa nhập khẩu than đá thì mới tìm ký hợp đồng với hai doanh nghiệp nói trên để tìm nguồn cung ổn định, chất lượng và giá cả phù hợp. Còn với Formosa đã có nhiều năm kinh nghiệm nhập khẩu, nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và giá cả phù hợp rồi, Formosa không cần thiết phải ký kết với TKV và Tổng công ty than Đông Bắc.

Theo Linh Nga Enternews

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video