Google mở rộng ứng dụng thanh toán trên Android tại châu Á

Singapore là quốc gia đầu tiên, tuy nhiên không phải duy nhất, được phép sử dụng dịch vụ thanh toán Android Pay - ứng dụng cho phép thanh toán trực tuyến trên điện thoại đi động cài đặt Android. 

Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch mở rộng dịch vụ thanh toán điện tử tại các quốc gia trong khu vực châu Á của Google. Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về quốc gia tiếp theo dự định sẽ triển khai dịch vụ ví di động trên.

Từ tuần trước, người dùng tại Singapore đã có thể tải về và kích hoạt Android Pay trên thiết bị của mình, biến Singapore trở thành quốc gia thứ ba trên toàn cầu áp dụng công nghệ ví di động sau Mỹ- từ tháng 12 năm 2015 và Anh – từ tháng 5 năm 2016.

[caption id="attachment_26757" align="aligncenter" width="500"]Android Pay là phiên bản riêng của Google, được thiết kế để cạnh tranh với Apple Pay và Samsung Pay. Ảnh: The Fintechnews Android Pay là phiên bản riêng của Google, được thiết kế để cạnh tranh với Apple Pay và Samsung Pay. Ảnh: The Fintechnews[/caption]

Android Pay là phiên bản riêng của Google, được thiết kế để cạnh tranh với Apple Pay và Samsung Pay. Về cơ bản, Android Pay cho phép người dùng lưu trữ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ tích điểm… và thanh toán gián tiếp qua điện thoại Android có tích hợp NFC ở bất cứ cửa hàng nào.

MasterCard dự tính sẽ có khoảng 30.000 máy đọc thẻ được đặt tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, rạp chiếu phim… tại Singapore. Một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cũng hỗ trợ dịch vụ Android Pay thông qua việc thanh toán trực tiếp ngay trên ứng dụng như Grab, Uber, Zalora, Shopee, Singapore Airlines.

Kể từ khi ra mắt tại Singapore, Google đã hợp tác với một số ngân hàng trong khu vực, bao gồm DBS Bank, OCBC Bank, POSB, Standard Chartered Bank và UOB, đồng thời thẻ MasterCards và Visa của các ngân hàng trên cũng tích hợp dịch vụ Android Pay.

Nhận xét về động thái trên, Joanna Flint, Giám đốc khu vực của Google Singapore cho biết: “Người Singapore thích điện thoại di động, đồng thời là những người thích ứng nhanh với công nghệ mới nhất thế giới. Thật tuyệt khi chúng tôi nhận được sự hỗ trợ rộng rãi từ ngân hàng cho tới các doanh nghiệp, cho phép người mua hàng sử dụng điện thoại Android để mua bất cứ thứ gì trong khi đang đi trên đường.”

Android Pay được ra mắt tại Singapore rất nhanh chóng ngay sau khi hai đối thủ Apple và Samsung lần lượt công bố ứng dụng ví di động và tính năng thanh toán qua điện thoại cũng tại quốc gia này. Tuy nhiên, Android Pay được sử dụng trên các thiết bị điện thoại nhiều hơn so với Samsung Pay, vốn chỉ được cài đặt riêng cho điện thoại của hãng sản xuất và Apple.

Điều này đi kèm với một số lợi thế cạnh tranh khác bao gồm khả năng hỗ trợ người dùng thực hiện thanh toán trên ứng dụng và tích điểm thẻ. Google cũng đang làm việc với một số chương trình tích điểm thưởng như NTUC Link Plus! and CapitaLand’s Capitastar để xúc tiến dịch vụ trên.

Bản thân Samsung cũng có chiến lược bí mật của riêng mình. Ông trùm sản xuất thiết bị công nghệ điện tử và truyền thông kỹ thuật số Hàn Quốc đã mua lại công ty khởi nghiệp Loopay đầu năm 2015 với giá 250 triệu USD. Mục đích của thương vụ này là nhằm trang bị công nghệ mới sử dụng Truyền dữ liệu An toàn qua Từ tính (MST) cho Samsung Pay.

MST cơ bản cho phép điện thoại cài đặt Samsung Pay phát ra tín hiệu từ tính mô phỏng các dải từ trên thẻ tín dụng. Điều này có nghĩa rằng Samsung Pay có thể mở rộng phạm vi hoạt động ngay cả trên các máy sử dụng thẻ tín dụng cũ chứ không riêng gì NFC.

Theo Fintechnews

Tags:

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Video