Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng liệu có liên đới khi vợ lừa đảo hàng trăm tỉ đồng?

Nhiều ý kiến dư luận cho rằng chồng làm giám đốc Sở Tư pháp, vợ là Trưởng Phòng Hành chính - Tư pháp thuộc sở bị bắt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có vi phạm luật phòng chống tham nhũng và liên đới trách nhiệm hay không?

Liên quan đến vấn đề này, ngày 17-6, ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết theo khoản 3, điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng có quy định: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, kí hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

 Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng liệu có liên đới khi vợ lừa đảo hàng trăm tỉ đồng?  - Ảnh 1.

Bà Liên bị bắt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

"Trường hợp bà Liên vợ ông Sơn là Trưởng Phòng Hành chính – Tư pháp thực hiện các chức năng nhiệm vụ không liên quan đến tài chính và nhân sự nên không thuộc diện điều chỉnh của quy định trên. Tuy nhiên, theo quy định của Trung ương Đảng, nếu vợ hoặc chồng bị khởi tố, tạm giam thì người còn lại cũng phải bị xử lý" - ông Yên nói.

Hiện Công an tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa có cơ sở để xem xét hình sự đối với ông Đoàn Văn Sơn – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng.

 Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng liệu có liên đới khi vợ lừa đảo hàng trăm tỉ đồng?  - Ảnh 2.

Văn phòng công chứng nơi bà Liên làm việc.

"Theo báo cáo của công an tỉnh Lâm Đồng và Viện KSND tỉnh thì đến thời điểm hiện tại chưa có cơ sở gì để khởi tố hay bắt giữ đối với ông Sơn. Còn việc ông Sơn có dính líu đến vụ việc này với tư cách là đồng phạm hay chủ mưu thì sau khi điều tra xong mới có thể khẳng định được" - ông Yên thông tin thêm .

Cũng theo ông Yên, về phía ông Sơn thì cơ quan công an vẫn đang điều tra. Nếu Công an tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi UBND tỉnh thì UBND tỉnh sẽ triển khai xử lý theo quy định. Ngoài ra, ông Sơn thuộc sự quản lý của ban Thường vụ Tỉnh ủy nên UBND tỉnh đang yêu cầu các bên báo cáo bằng văn bản.Sau đó, Ban cán sự Ủy ban mới họp rồi báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy.

 Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng liệu có liên đới khi vợ lừa đảo hàng trăm tỉ đồng?  - Ảnh 3.

Giấy nợ trong đó có ông Sơn chồng bà Liên ký tên và nhiều đơn tố cáo hành vi lừa đảo.

Để tìm hiểu một số thông đến ông Sơn, phóng viên đã đến Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng để liên hệ. Tuy nhiên, trong lịch công tác của Sở này thì ông Sơn đã xin nghỉ phép từ ngày 8-6 đến 29-6.

Trước đó, Báo Người Lao Động đã thông tin lợi dụng vị trí công việc và địa vị của chồng, nữ Trưởng phòng Hành chính Tư pháp Bùi Thị Mai Liên (46 tuổi) thuộc Sở Tư pháp Lâm Đồng đã vay mượn rất nhiều người với số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng nhưng không trả.

 Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng liệu có liên đới khi vợ lừa đảo hàng trăm tỉ đồng?  - Ảnh 4.

Ngôi nhà vợ chồng bà Liên bị kê biên

Chiều tối 15-6, sau khi thông báo vụ việc với Sở Tư pháp Lâm Đồng (nơi bà Liên đang làm việc), lực lượng chức năng đã tiến hành đọc lệnh khởi tố, lệnh bắt tạm giam 4 tháng, khám xét nơi làm việc của bà Liên tại Phòng công chứng số 1, nằm trong toà nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng (số 36 đường Trần Phú, phường 4, Đà Lạt) để phục vụ cho công tác điều tra.

Ngoài bà Liên, còn có 3 người khác bị khởi tố, bắt tạm giam, gồm: Ông Bùi Hữu Quang Luận – Cán bộ phòng công chứng số 1 (thuộc Sở Tư Pháp tỉnh Lâm Đồng), ông Chu Văn Sửa và bà Trần Thùy Lâm (cả hai đều cán bộ công chứng tại Văn phòng công chứng Đoàn Quang Lưu, phường 9, TP Đà Lạt).

Theo Đình Thi (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video