Giá thép thế giới: Khó giảm sâu, ít cơ sở tăng mạnh!

Ong-Anh-nThép, nhóm vật liệu xây dựng có sản lượng tiêu thụ 20.500.000 tấn năm tại VN, cũng là ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế.

Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại SMC chia sẻ: Với dự báo nhu cầu nhập khẩu ở một số dòng sản phẩm mà trong nước chưa chú trọng tiếp tục tăng cao, kế hoạch tới đây, SMC sẽ đầu tư thêm 1-2 nhà máy. Cùng với đó, Cty sẽ có những kịch bản để ứng phó cùng biến động của thị trường thép toàn cầu.

Gia-nguyen-lieu-thep

– Để tránh kết quả thua lỗ như đã diễn ra 2015, nếu thị trường thép thế giới có biến động, SMC sẽ có kịch bản đề phòng, thưa ông?

Năm 2015, SMC thua lỗ có nguyên do đến từ cả yếu tố khách quan và chủ quan. Đầu năm 2015, giá thép toàn ngành liên tục giảm mạnh, đây là yếu tố khách quan đến từ biến động thị trường không thuận lợi. Tuy nhiên, sai lầm chủ quan là SMC đã tính toán sai khi tiếp tục nhập nguyên liệu giá thấp hơn với kỳ vọng bù lỗ khi giá thép tăng trở lại. Ban lãnh đạo công ty đã phân tích kỹ tình hình và rút ra kinh nghiệm cho sai lầm của năm 2015, đề ra định hướng quản trị của Cty trong năm 2016 để hạn chế thua lỗ.

Đến năm 2016, SMC kiên trì thực hiện theo những mục tiêu đã đề ra, gồm: giảm lượng hàng tồn kho, giảm chi phí, giảm vay vốn ngân hàng; đồng thời tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Với tình hình thị trường hiện nay, theo tôi, giá thép đang có xu hướng tăng, nhưng không bền vững. Do vậy, SMC vẫn lựa chọn giới hạn định mức hàng tồn kho cho toàn hệ thống chỉ vào khoảng 120 nghìn tấn đối với toàn bộ các sản phẩm của công ty, bao gồm cả thép xây dựng và thép dẹt.

– Thua lỗ liệu có tạo cú sốc và những yếu tố bất lợi tiếp theo cho hoạt động SMC hay không, thưa ông?

Thua lỗ đương nhiên là cú sốc cho DN. Tuy nhiên, trong kinh doanh, chuyện thua lỗ là tất yếu. Tôi cho rằng, giai đoạn vừa qua là giai đoạn khó khăn của ngành thép, không chỉ SMC mà rất nhiều DN khác trong ngành cũng chứng kiến sự thua lỗ này. Ngành thép là ngành có giá trị lớn, việc giá thép thay đổi 5/10% cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh.

Đối mặt với giai đoạn khó khăn, điều quan trọng của DN là có một bộ máy công ty chia sẻ, đoàn kết vượt qua khó khăn. SMC luôn đặt ra mục tiêu: không tạo sự đặc biệt, chỉ có lợi thế khác biệt để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các DN trong cùng ngành nghề. Đây là nền tảng cho những bước đi vững, chắc, kỹ.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, không phải dễ dàng mà một DN ngành thép có mối quan hệ mật thiết với các đối tác Nhật như SMC. Các đối tác lớn ở Châu Á, có chất lượng và uy tín như Nippon, Huyndai, China Steel đều có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với SMC. Các DN này thường không tùy tiện trong việc chọn đối tác phân phối do không muốn phá vỡ hệ thống kinh doanh phân phối, bạn hàng truyền thống, thị trường thân thiết. Vì vậy, việc SMC có mối quan hệ lâu năm với các DN nước ngoài nói trên là một lợi thế cạnh tranh mạnh so với các DN thép khác.

– Vậy ông có thể nói về kết quả năm nay?

Chúng tôi đặt kế hoạch lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2016 chỉ 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, riêng trong quý 3/2016, Cty đã lãi 58 tỷ. Do đó, SMC lạc quan dự kiến lợi nhuận sau thuế cả hệ thống sẽ đạt 320-330 tỷ năm 2016.

– Khủng hoảng của đại đa số DN thép Việt Nam có nguyên nhân đến từ biến động giá thép thế giới. Ông có thể dự báo giá thép thời gian tới?

Giá thép trong tương lai phụ thuộc nhiều vào GDP thế giới, phụ thuộc nhiều vào giá dầu do ngành thép là ngành tiêu hao năng lượng lớn, phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc như cắt giảm sản lượng ngành than, siết chặt sản xuất của những DN gây ô nhiễm môi trường. Do đó, giá thép khó giảm sâu nhưng không có cơ sở tăng mạnh.

– Xin cảm ơn ông!

Theo Lê Mỹ DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video