Giá sắn xuất khẩu tăng mạnh

Giá sắn xuất khẩu tháng 6 bình quân tăng 79,6% so với cùng kỳ năm 2017 lên 458,8 USD/tấn.

Theo Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công thương) cho biết, tháng 6/2018 cả nước đã xuất khẩu được 169,18 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 77,81 triệu USD, giảm 24,1% về lượng và giảm 22,3% về trị giá so với tháng 5/2018, so với cùng kỳ năm 2017 giảm 41,1% về lượng nhưng tăng 5,7% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân tăng 79,6% so với cùng kỳ năm 2017 lên 458,8 USD/tấn. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, lượng sắn và các sản phẩm từ sắn đã xuất khẩu đạt 1,47 triệu tấn, trị giá 543,01 triệu USD, giảm 26,4% về lượng nhưng tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Tính riêng mặt hàng sắn, trong tháng 6/2018 đã xuất khẩu được 31,16 nghìn tấn, trị giá 7,48 triệu USD, giảm 34,8% về lượng và giảm 38,7% về trị giá so với tháng 5/2018, so với cùng kỳ năm 2017, giảm 72,6% về lượng và giảm 61,1% về trị giá. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, lượng sắn đã xuất khẩu đạt 550,59 nghìn tấn, trị giá 117,25 triệu USD, giảm 34,9% về lượng và giảm 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trong tháng 6/2018, Việt Nam xuất khẩu lượng sắn và sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc là chủ yếu, chiếm 92,1% tổng lượng sắn xuất khẩu của cả nước đạt 156,18 nghìn tấn, trị giá 71,11 triệu USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 14,2% về trị giá so với tháng 5/2018, so với cùng kỳ năm 2017, giảm 37,6% về lượng nhưng tăng 12,2% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân tăng 79,8% so với cùng kỳ năm 2017, lên mức 455,4 USD/tấn.

Nhìn chung trong tháng 6/2018, lượng sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đều giảm mạnh so với tháng 5/2018 và so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, trong tháng 6/2018, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017, tăng 606,1% về lượng và tăng 649,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, nhưng so với tháng 5/2018 vẫn giảm 87,7% về lượng và giảm 86,7% về trị giá, với khối lượng đạt 2,55 nghìn tấn, trị giá 775,16 nghìn USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 303 USD/tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Bộ Công thương dự báo, trong tháng 7, thị trường sắn lát dự báo sẽ sôi động trở lại khi các nhà máy cồn và hóa chất tại Trung Quốc tăng công suất hoạt động sau thời gian nghỉ bảo dưỡng do hoạt động thanh tra môi trường.

Tuy nhiên, giá sắn lát xuất khẩu sang Trung Quốc khó tăng cao trong thời gian tới vì nước này hiện còn một lượng ngô tồn kho lớn (do ngành chăn nuôi gặp khó khăn), nên có thể được sử dụng thay thế cho sắn trong sản xuất ethanol. Do đó, người trồng sắn trên cả nước cần lưu ý triển khai các biện pháp để duy trì năng suất và sản lượng hợp lý để nắm bắt tốt nhu cầu từ các thị trường trong và ngoài nước.

Được biết, các nhà máy thu mua sắn tại khu vực Tây Nguyên đã dừng hoạt động do niên vụ sắn đã kết thúc. Nguồn cung sắn từ Campuchia đã gần hết và chất lượng sắn bị ảnh hưởng bởi virut bệnh khảm lá. Hiện nay, diện tích nhiễm bệnh đã lên tới 55%, đòi hỏi phải quyết liệt hơn trong việc tiêu hủy nguồn bệnh và phun thuốc đồng loạt trước khi vụ 2018-2019 bắt đầu.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video