Giá điều nhân trong nước cao hơn giá xuất khẩu, doanh nghiệp gặp khó

Cùng một mã hàng, giá điều nhân trong nước cao hơn từ 15-20% so với giá xuất khẩu, khiến tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 7 tháng năm 2020, xuất khẩu hạt điều đạt 265.000 tấn, trị giá 1,72 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng nhưng giảm 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Cũng trong thời gian này, giá xuất khẩu hạt điều bình quân đạt mức 6.491 USD/tấn, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân giảm giá do khách hàng chú trọng đến chất lượng và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, một số khách đề nghị hỗ trợ, giảm giá bán.

Giá điều nhân trong nước cao hơn giá xuất khẩu, doanh nghiệp gặp khó - Ảnh 1.

Cùng một mã hàng, giá điều nhân trong nước cao hơn từ 15-20% so với giá xuất khẩu. (Ảnh minh họa: KT)

Có một nghịch lý tồn tại nhiều năm nay, đó là tại một số thời điểm, cùng một mã hàng, giá điều nhân mua - bán nội địa cao hơn từ 15-20% so với giá xuất khẩu. Điều này khiến tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp thuần thương mại xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn.

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho hay, trong số 3 thị trường xuất khẩu nhân điều trọng điểm của Việt Nam là: Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, chỉ có Trung Quốc tiêu thụ giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2019, còn lại Mỹ, châu Âu duy trì ở mức tốt. Trong những tháng cuối năm 2020, ngành điều sẽ chịu ảnh hưởng mạnh do sản xuất trong nước gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Bình Phước, Đồng Nai đã đóng cửa do chưa cân đối được cung, cầu. Giá hạt điều thô nhập khẩu cao, trong khi giá bán hạt điều chế biến thấp.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu hạt điều trong quý III/2020 có khả năng sẽ giảm mạnh. Quý IV, các nước nhập khẩu hạt điều lớn có khả năng sẽ đẩy mạnh nhập khẩu nhằm phục vụ nhu cầu dịp lễ, Tết cuối năm.

Theo Thủy Chung (VOV)

Hà Nội phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội của TP Hà Nội phát triển tích cực, công tác quy hoạch - hạ tầng có bước tiến rõ rệt. Đây là nền tảng quan trọng để Thủ đô bước vào 6 tháng cuối năm với quyết tâm cao độ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% trở lên trong năm 2025.

Mở rộng không gian, tăng tốc phát triển cho vùng cực Nam Tổ quốc

Việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo động lực bứt phá cho vùng cực Nam Tổ quốc. Cà Mau (mới) đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến thủy sản, hướng tới trở thành trung tâm động lực của vùng ĐBSCL.

Côn Đảo, tương lai đặc khu xanh tầm vóc quốc tế

Côn Đảo ngày nay đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử mới: Trở thành đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Trong chuyến công tác gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khơi gợi một tầm nhìn phát triển đầy cảm hứng, đặt ra yêu cầu xây dựng Côn Đảo trở thành nơi “sáng - xanh - sạch - đẹp”, bền vững nhưng không làm phai nhòa giá trị lịch sử, văn hóa và quốc phòng.

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình” . Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua ngày 18/6 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.

Video