GĐ Vinatex: Chờ TPP có hiệu lực quá lâu, DN dệt may đánh mất đơn hàng về tay Ấn Độ, Myanmar

Trong khi các nước như Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar ra hàng loạt chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu ngành dệt may thì Việt Nam vẫn đang trong thời gian chờ đợi các Hiệp định thương mại tự do như TPP hay EVFTA có hiệu lực.

"Việc chờ đợi quá lâu khiến đơn hàng dệt may rơi từ Việt Nam sang các nước khác", ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vinatex cho biết tại hội thảo Việt Nam nắm bắt cơ hội của các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới diễn ra sáng 15/6.

Ông Lê Tiến Trường cho hay, dệt may là ngành công nghiệp được Việt Nam ưu tiên trong các Hiệp định tự do thế hệ mới. Hiện, ngành này đang đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp, đứng thứ 2 về xuất khẩu, đóng góp 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đứng thứ 5 trên tổng số 156 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới.

Bên cạnh đó, dệt may đang sử dụng 2,5 triệu công nhân, chiếm đến 5% lực lượng lao động của Việt Nam.

Đánh giá về tác động của các FTAs tới ngành dệt may Việt Nam, ông Trường cho hay, trong giai đoạn 2001-2006, khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng trưởng trung bình từ 1 tỷ USD/năm, tăng từ 2 tỷ USD lên 6,5 tỷ USD.

Giai đoạn 2007-2015, Việt Nam gia nhập WTO, cùng với các FTA ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - Hàn Quốc được ký kết, có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng trưởng trung bình 2 tỷ USD/năm, tăng từ 6,5 tỷ USD đến 26,8 tỷ USD.

Đối với các hiệp định FTAs hiện nay như TPP, FTA Việt Nam - EU, những hiệp định khác, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Bởi ngành dệt may có nhiều lợi thế cạnh tranh về thứ hạng xuất khẩu tại các thị trường lớn, đứng thứ 2 tại Mỹ, thứ 6 tại Châu Âu, thứ 2 tại Han Quốc và Nhật Bản. Dòng thuế nhập khẩu dệt may tại các nước tham gia FTAs với Việt Nam khá cao nhưng đang giảm theo lộ trình là từ 17-18%, tại Châu Âu là 8-12%...

gd-vinatex

Mặc dù nhiều cơ hội mở ra trước mắt, song, theo Tổng Giám đốc Vinatex, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam không hề nhỏ, đặc biệt đến từ đối thủ cạnh tranh và các doanh nghiệp khối FDI.

Thứ nhất là các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Myanmar...

Mặc dù đây là những nước nước không tham gia vào FTA Việt Nam - EU nhưng nhận thấy Việt Nam gia nhập TPP, EVFTA có nhiều lợi ích, các đổi thủ này đã không ngừng gia tăng xuất khẩu dệt may, điều này khiến Việt Nam mất dần các đơn hàng xuất khẩu

Dẫn chứng, ông Trường cho hay, theo số liệu từ Bộ Công Thương, chỉ tính riêng tháng 5, xuất khẩu dệt may ước đạt 1,75 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 3,8% so với tháng 5/2015. Cộng dồn 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc ước đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2015.

"Họ không tham gia nhưng họ có chính sách, chương trình hỗ trợ dệt may xuất khẩu như không lấy VAT, giảm thuế, giảm bảo hiểm, phá giá đồng tiền....

Trong khi đó Việt Nam vẫn đang chờ TPP có hiệu lực quá lâu thì chính sách của các quốc gia đó đã có hiệu lực rồi. Nếu thời gian kéo dài càng lâu, 12-18 tháng thì thách thức áp lực càng lớn đối với ngành dệt may", ông Trường nói.

Chưa kể, thế giới liên tục có các FTAs mới, Ấn Độ đang đẩy mạnh đàm phán các FTA trong đó có đàm phán FTA với EU, một số nước đối thủ cạnh tranh với Việt Nam cũng đang ngỏ ý muốn gia nhập TPP.

"Trong thời gian chờ đợi hiệp định chính thức có hiệu lực, nếu không tận dụng nhanh và không có sự chuẩn bị tốt thì càng chờ đợi lâu Việt Nam càng thất thế", TGĐ Vinatex nhấn mạnh.

Thứ hai, áp lực cạnh tranh đến từ khối FDI.

Theo người đứng đầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam, khi quá trình đàm phán FTA Việt Nam -EU, TPP kết thúc, làn sóng FDI vào dệt may càng mạnh mẽ hơn.

Năm 2012, ngành dệt may thu hút khoảng 100 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD. Đây là khoản vốn đầu tư cao kỷ lục từ trước đến nay.

Theo ông Trường, có nhiều bất lợi cho doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI về nguồn vốn lãi suất hơn thấp nhiều, trung bình quy mô một nhà máy sợi của doanh nghiệp FDI tạo ra lãi suất gấp đôi so với doanh nghiệp Việt Nam.

Chính vì thế, cần phải phải có sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời quản lý tốt cả dự án đầu tư vào dệt may cả kể doanh nghiệp trong nước cũng như FDI.

Trên cơ sở đó, ông Trường kiến nghị Chính phủ và Quốc hội cần đẩy nhanh tiến độ ký kết chính thức Hiệp định EVFTA và sớm phê chuẩn Hiệp định TPP và EVFTA để giúp doanh nghiệp Việt Nam sớm tận dụng được ưu đãi từ các Hiệp định.

Cung cấp các chính sách hỗ trợ phù hợp với cam kết trong WTO và các FTA cho doanh nghiệp Dệt may Việt Nam, không đưa ra các chính sách ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam...

Theo NDH

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video