EU nghi ngờ có gian lận tôm Ấn Độ “gắn mác” tôm Việt Nam

OLAF nghi ngờ tôm có nguồn gốc Ấn Độ được “gắn mác” tôm Việt Nam để xuất vào EU. Việc này có thể khiến EU ban hành các biện pháp bất lợi cho Việt Nam như: Tăng cường kiểm soát thông quan, bỏ ưu đãi thuế GSP đối với tôm nhập khẩu đến từ Việt Nam.

[caption id="attachment_35269" align="aligncenter" width="660"]tom viet nam OLAF nghi ngờ tôm có nguồn gốc Ấn Độ được “gắn mác” tôm Việt Nam để xuất vào EU. Ảnh: Internet. [/caption]

Tin từ Bộ Công Thương, Cơ quan chống gian lận thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) cho biết, họ có cơ sở nghi ngờ tôm có nguồn gốc Ấn Độ đã xuất với số lượng lớn sang Việt Nam để sơ chế rồi tiếp tục xuất khẩu sang Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ, Denmark, Ý và Pháp (từ năm 2011 đến nay).

Theo quy định, Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế GSP đối với tôm đông lạnh dạng thô khi xuất vào EU là 4.2% (cho các loại có mã HS là 030616 hoặc 030617). Trong khi đó, loại tôm cùng nhóm mã HS như trên của Ấn Độ xuất vào châu Âu phải chịu thuế suất 12%.

Tương tự, với tôm đã sơ chế ở Việt Nam xuất vào châu Âu chịu thuế suất 7% (cho các loại có mã HS là 160521 và 160529). Nhưng tôm cùng loại nếu xuất xứ từ Ấn Độ xuất vào châu Âu lại phải chịu thuế suất 20%.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu thống kê thương mại quốc tế thì có sự tăng đột biến tôm sơ chế (thuộc Chương 16) xuất vào EU từ Việt Nam, đồng thời cùng thời điểm đó có sự  tăng số lượng tôm thô (thuộc Chương 3) xuất từ Ấn Độ vào Việt Nam.

Đặc biệt năm 2013, Việt Nam nhập khẩu tăng đột biến từ 0 kgs lên tới 27,800 tấn với giá trị hơn 283,221,679 EUR hàng thuộc mã số 030617 từ Ấn Độ và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2014, tỷ lệ NK tăng tương tự vào năm 2015.

Do đó, OLAF nghi ngờ tôm có nguồn gốc Ấn Độ đã xuất với số lượng lớn sang Việt Nam để sơ chế rồi tiếp tục xuất khẩu sang Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ, Denmark, Ý và Pháp (từ năm 2011 đến nay).

Theo quy tắc xuất xứ GSP của EU đối với nhóm 0306 phải áp dụng quy tắc “Wholly obtained”- Tiêu chí xuất xứ thuần túy, quy định hàng hóa sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ một nước thành viên xuất khẩu duy nhất (xuất xứ nội địa hoàn toàn) được xác định có xuất xứ.

Vì vậy, OLAF cho biết sẽ cử cán bộ điều tra sang Việt Nam để điều tra cụ thể về các công ty, và làm việc với các bên liên quan như NAFIQAD, VCCI và Hải quan Việt Nam để làm rõ các nghi vấn gian lận xuất xứ vào thời điểm đầu năm 2017.

OLAF cũng chỉ ra hai nguy cơ đối với thủy sản nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến hàng xuất khẩu sang EU. Thứ nhất, nguyên liệu có xuất xứ từ những vùng nuôi chưa đạt tiêu chuẩn kiểm soát dịch bệnh. Thứ hai, doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu chọn Việt Nam làm nước trung chuyển và sơ chế để tránh mức thuế cao hơn khi xuất khẩu sang EU.

Việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam cho các sản phẩm thủy sản chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu không đúng quy tắc xuất xứ nếu tiếp tục gia tăng sẽ có thể khiến EU ban hành các biện pháp bất lợi, ví dụ như: tăng cường kiểm soát thông quan, bỏ ưu đãi thuế GSP đối với tôm nhập khẩu đến từ Việt Nam.

Theo Thanh Hà DĐDN

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video