Đua nhau tung giải pháp thành phố thông minh

Các đại gia công nghệ trong và ngoài nước đang tích cực chào mời giải pháp an ninh khi nhiều địa phương muốn xây dựng thành phố thông minh.

Năm 2011, Viettel đầu tư một trung tâm an ninh mạng để bảo vệ cho hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông của tập đoàn trên phạm vi toàn quốc cùng 10 thị trường quốc tế. Gần đây, công ty quyết định mở rộng trung tâm này để cung cấp dịch vụ ra ngoài nhằm tăng thêm thu nhập.

“Hiện nay, Trung tâm An ninh mạng của chúng tôi được đầu tư, mở rộng với quy mô lên tới 200 chuyên gia để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ra thị trường. Mục tiêu trong 3 năm tới, Trung tâm trở thành đối tác hàng đầu của các cơ quan chính phủ, nhà nước và các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin”, ông Ngô Duy Hiệp – Giám đốc kinh doanh các sản phẩm bảo mật của Viettel cho biết.

Cũng theo ông Hiệp, với các dịch vụ bảo vệ web, dịch vụ giám sát 24/7/365, dịch vụ dò quét, gỡ bỏ mã độc, dịch vụ tư vấn chính sách, dịch vụ đào tạo... thì các khách hàng của tập đoàn này “sẽ hoàn toàn tự tin đối phó với những thách thức hiện tại và tương lai”.

Sự xông xáo của Viettel là điều dễ hiểu khi “thành phố thông minh” đang là một đề tài “hot” đối với lãnh đạo không ít địa phương. Không chỉ TP HCM, Hà Nội hay Đà Nẵng, hiện cả Đà Lạt, Quảng Ninh, Vũng Tàu, Phú Quốc... cũng đang muốn xây thành phố thông minh. Ông Hoàng Quốc Trường – Phó giám đốc kỹ thuật của VNPT TP HCM bật mí, đơn vị này hiện là đơn vị tham gia đề án xây dựng TP HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025.

[caption id="attachment_67221" align="aligncenter" width="600"] Xây dựng đô thị thông minh không thể thiếu phần đầu tư cho an toàn thông tin.[/caption]

Không đứng ngoài cuộc chơi, ông Phan Thanh Sơn – Giám đốc công nghệ Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) cho biết, với 20 năm kinh nghiệm làm việc với các khách hàng chính phủ và các đô thị trong công cuộc số hóa, hiện đơn vị này cũng sẵn sàng các giải pháp cho thị trường đầu tư hoặc thuê mướn dịch vụ cho đô thị thông minh và đảm bảo an ninh.

Không chỉ có các đại gia trong nước, các hãng công nghệ nước ngoài cũng rất nhiệt tình quảng bá khi thị trường đầu tư cho đô thị thông minh ở Việt Nam manh nha hình thành.

Gần đây, Microsoft đã giới thiệu ở Việt Nam một giải pháp về an toàn công nghệ và an ninh quốc gia được được triển khai tại một số thành phố như New York, Barcelona, New Deli... Theo ông Phạm Trần Anh – Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp và đối tác chiến lược Microsoft Việt Nam, giải pháp này giúp các chính quyền địa phương  có thể theo dõi, dự đoán và kiểm soát được lực lượng tội phạm ngày càng tinh vi. Giải pháp cũng được khẳng định là dễ dàng tích hợp với các hệ thống hiện có của các chính quyền để tiết kiệm đầu tư. Cùng với Microsoft, IBM và Cisco cũng cho biết đã có những giải pháp sẵn sàng cho thị trường Việt Nam.

Theo ông Ngô Vi Đồng – Chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA), việc thuê mướn các sản pháp an ninh hoặc hợp tác công tư trong đầu tư an toàn thông tin cho đô thị thông minh là hướng đi phù hợp trong bối cảnh các địa phương muốn phát triển đô thị thông minh nhưng cần tiết kiệm ngân sách đầu tư và nhân sự hạn chế.

“Trong phát triển đô thị thông minh, các chính quyền địa phương có thể hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ và dịch vụ lớn cũng như với với các công ty địa phương vừa và nhỏ, kể cả các doanh nghiệp khởi nghiệp startup.  Tuy nhiên, hợp tác công tư thông minh có thể đòi hỏi phải thực  hiện các cải tiến toàn diện về luật lệ và các thủ tục mua sắm”, ông Đồng nhận định.

Ông Nguyễn Huy Dũng - Phó cục trưởng An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) cho biết đang hoàn thiện lần cuối bộ tiêu chuẩn về an toàn thông tin nhằm góp phần giúp thị trường đầu tư, thuê mướn dịch vụ an ninh thông tin cho đô thị thông minh được thuận lợi. Bộ tiêu chuẩn được cơ quan này dựa trên 2 bộ tiêu chuẩn chính là ISO 27000 và SP 800 của Viện tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia Mỹ.

“Khi các cơ quan tổ chức tiến hành đầu tư cho đô thị thông minh thì sẽ rà soát khả năng đáp ứng của mình với các tiêu chí này. Khi đáp ứng được các tiêu chí cũng không có nghĩa nó sẽ an toàn thông tin tuyệt đối mà thể hiện rằng anh đã quan tâm đến an toàn thông tin mức tổi thiểu, thể hiện tương đối trách nhiệm của chủ đầu tư hệ thống”, ông Dũng cho biết.

Theo Viễn Thông Vnexpress

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video