Dự thảo: Bán than, in tiền cùng 65 ngành khác "thoát" nhóm kinh doanh có điều kiện

Sau khi loại bỏ 67 ngành nghề và bổ sung thêm 14 ngành, số ngành nghề kinh doanh có điều kiện giảm xuống còn 214 ngành nghề.

than1

Ngày 1/9/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Đáng chú ý là nội dung liên quan đến Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, Bộ KH&ĐT đề xuất loại bỏ 67 ngành nghề và bổ sung thêm 14 ngành vào danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện, qua đó, giảm số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện xuống còn 214 ngành nghề.

Theo đó, một số ngành nghề như kinh doanh than, kinh doanh dịch vụ truyền hình theo yêu cầu, bảo hành và bảo dưỡng xe ô tô, hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài... đã được loại bỏ khỏi danh sách ngành kinh doanh có điều kiện.

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được công bố vào tháng 7/2015 khi Luật Đầu tư năm 2014 chính thức có hiệu lực và hiện đang được công bố trên Cổng thông tin ĐKDN Quốc gia. Danh mục được phân chia theo 16 ngành, lĩnh vực. Trong từng danh mục, có các ngành nghề cụ thể đi kèm các điều kiện đang được áp dụng. Việc đăng ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện sẽ được thực hiện theo danh mục này. Chi tiết tại đây.

Đơn cử như trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; Nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (cửa kho tiền); Hoạt động in, đúc tiền đã không nằm trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật sửa đổi.

Một số ngành mặc dù thoát khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện nhưng vẫn thuộc danh mục Nhà nước sở hữu 100% vốn (xem thêm).

ND 60

Cũng theo Dự thảo Luật này, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu chi phối áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế mới; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế khác hoặc đầu tư theo hợp đồng BCC.

Dự thảo định nghĩa về khái niệm "tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu chi phối" là tổ chức thuộc trường hợp: (a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; (b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; (c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

bai bo dieu kien kd

Theo NDH

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video