Du lịch Việt và khách Tàu

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng qua đạt gần 11.650 nghìn lượt tăng  27.8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khách du lịch châu Á tăng nhiều nhất 30,6% tiếp đến là châu Âu, châu Đại Dương. Lượng khách đến từ châu Mỹ và châu Phi cũng tăng khoảng 15%.

[caption id="attachment_76746" align="aligncenter" width="660"] 11 tháng đầu năm 2017, khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam chiếm 1/3, khoảng 4 triệu lượt[/caption]

Những con số ấn tượng của ngành du lịch có nguyên nhân hẳn hoi chứ không phải… tự dưng trên trời rơi xuống. Đó là hiệu ứng lan tỏa từ bộ phim Kong: Skull Island, cảnh đẹp Việt Nam xuất hiện trên "bom tấn" của Hollywood được công chiếu toàn cầu; đó là kết quả tất yếu sau hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); đó là nỗ lực đáng ghi nhận từ cơ quan chức năng…

Nhưng nhìn kỹ vào con số cho thấy khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam chiếm 1/3, khoảng 4 triệu lượt. Khách nào cũng là khách miễn họ chịu móc hầu bao để lại cho ngành dịch vụ nước ta, nhưng khách Trung Quốc ồ ạt đến Việt Nam khiến chúng ta mừng ít lo nhiều.

Cách đây mấy ngày, cửa khẩu Móng Cái ùn tắc vì lượng người Trung Quốc nhập cảnh quá đông, 4.000 lượt/ngày. Đáng chú ý, lượng khách Trung Quốc tăng cao những ngày vừa qua do giá các tour du lịch 4 ngày 3 đêm đến Việt Nam đã trở về mốc 0 đồng. Không chỉ Việt Nam mà cường quốc du lịch như Thái Lan, Malaysia đều dính tour 0 đồng.

Đây là mô hình đưa khách du lịch vào Việt Nam, do đối tác phía Trung Quốc ép giá tour chỉ 0 đồng mỗi người. Để có lãi, các công ty lữ hành trong nước phải đưa khách đến mua sắm tại một số cửa hàng bán với giá rất cao, do người Trung Quốc đứng sau.

Như thế, mặc dù có khách nhưng chủ nhà vẫn không thu được đồng nào, trong khi phải ôm đồm đủ thứ chuyện liên quan đến an toàn trật tự xã hội, an ninh chính trị. Chúng ta phải "đổ vỏ" cho người khác ăn chơi mà chẳng thu được đồng cắc nào, đây không phải làm du lịch mà là… vác tù và hàng tổng!

Một cách công bằng, khách Trung Quốc thường không được lịch sự như khách Châu Âu, người viết bài này đã từng chứng kiến cảnh uống rượu, phá nội quy nơi nghỉ dưỡng, đánh bạc, gây rối, ồn ào, trộm cắp và cả bủn xỉn trong chi trả.

Họ còn xài chiêu "ở ghép" năm bảy, thậm chí chục người thuê một phòng, khi họ rời đi nhân viên buồng phòng (housekepping) chỉ có kêu trời: xương xẩu, chén bát đũa, vỏ bia, rượu, thức ăn thừa vấy cả lên nệm… không biết mang vào khi nào. Đó không chỉ là ý thức cá nhân mà còn là sự coi thường, khinh khi.

Chúng ta từng bực bội vì hướng dẫn viên người Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền ngay trên lãnh thổ Việt Nam, xuyên tạc lịch sử văn hóa Việt Nam. Họ ngang nhiên hành nghề bằng visa du lịch mà không một cơ quan chức năng nào phát hiện.

Họ có thật sự đi du lịch thưởng ngoạn nghỉ dưỡng hay đó là cái cớ để tràn vào nước ta để nhằm mục đích khác. Chẳng biết ra sao nhưng càng ngày thấy người Trung Quốc càng đông, họ hiện diện khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ trên rừng xuống dưới biển, họ không còn đi du lịch mà đã "cắm sào" lập nghiệp, sinh con đẻ cháu, lập làng lập xóm.

Sau những đứa con lai là một gia đình, nhiều gia đình như vậy trở thành xóm làng, con phố và dày đặc những bảng hiệu tiếng Trung, có những cửa hàng không bán cho người Việt từng xảy ra ở Quảng Ninh, Đà Nẵng. Họ thuê đất làm gì mà nội bất xuất ngoại bất nhập? Họ bán gì mà không bán cho người Việt?

Ta làm dịch vụ du lịch, ai đến chơi đều được hoan nghênh, nhưng vẫn phải đề phòng những vị khách không mang đến nhiều thu nhập mà luôn luôn có rắc rối hệ lụy.

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video