Du lịch Việt Nam-Lào nỗ lực cùng phát triển

Lào nằm trong nhóm 15 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam, trong khi Việt Nam là thị trường gửi khách lớn thứ 2 của Lào.

[caption id="attachment_62892" align="aligncenter" width="500"] Ảnh minh họa[/caption]

Trong khuôn khổ hoạt động “Những ngày Văn hóa, Du lịch Việt Nam tại Lào”, ngày 19/7, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức Hội thảo xúc tiến du lịch Việt Nam-Lào tại Thủ đô Vientiane, Lào.

Lào là thị trường gần, có nhiều điều kiện thuận lợi như cùng chung biên giới, đi lại thuận tiện cả đường bộ và đường hàng không. Văn hóa hai nước vừa có những nét tương đồng vừa có những nét riêng, độc đáo. Bên cạnh việc liên kết chặt chẽ với du lịch Việt Nam, nhân dân hai nước hiểu biết và có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp là những điều kiện để phát triển du lịch.

Hoạt động này là một phần trong Kế hoạch hợp tác về Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật và du lịch trong năm 2017 giữa Bộ VHTT&DL Việt Nam và Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào.

Với kỳ vọng thúc đẩy trao đổi khách hai chiều Việt Nam-Lào, Hội thảo giới thiệu tiềm năng, sản phẩm, khu, tuyến, điểm du lịch của Việt Nam đến các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông và các doanh nghiệp du lịch của Lào thông qua xúc tiến, quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch của hai nước. Đây cũng là dịp trao đổi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, hàng không tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh, xây dựng sản phẩm mới.

Theo Tổng cục Du lịch, năm 2016, trao đổi khách du lịch giữa hai nước đạt hơn 1,13 triệu lượt, trong đó có hơn 137.000 lượt khách du lịch Lào đến Việt Nam và hơn gần một triệu lượt khách du lịch Việt Nam đến Lào. Lào nằm trong nhóm 15 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam, trong khi, Việt Nam là thị trường gửi khách lớn thứ 2 của Lào.

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đón hơn 68.000 lượt khách Lào, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, một số lượng lớn khách du lịch từ nước thứ ba, nhất là các nước châu Âu, Mỹ, Australia và Nhật Bản đi du lịch cả Lào và Việt Nam theo hành trình kết nối các trung tâm, di sản của Lào như Vientiane, Luang Prabang, Vat Phou... của Lào với Hà Nội, Hạ Long, Huế, Hội An... của Việt Nam. Đây là kết quả của nỗ lực hợp tác và xúc tiến quảng bá hiệu quả giữa hai ngành du lịch trong thời gian qua.

Việt Nam và Lào đã ký nhiều văn bản hợp tác trong lĩnh vực du lịch, trong đó có Hiệp định hợp tác du lịch ký năm 1991, Kế hoạch hợp tác về Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch giai đoạn 2016-2020… Trong lĩnh vực du lịch, hai nước hợp tác chặt chẽ với nhau trong nhiều diễn đàn khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng, Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady-Chao Phraya-Mekong, Hợp tác Bốn quốc gia-Một điểm đến Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam…

Theo Phương Liên Chinhphu.vn

Tags:

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video