Đông Nam Á trước nguy cơ sản xuất và tiêu dùng chậm lại

Xuất khẩu và sức tiêu dùng mạnh mẽ của Đông Nam Á - yếu tố giúp duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong toàn khu vực trong năm 2017 - đang ở điểm nhạy cảm khi nhu cầu về linh kiện điện tử giảm và ãi suất tăng đe dọa đến chi tiêu.

Năm 2017, Việt Nam có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong thập niên vừa qua, Thái Lan có mức tăng trưởng GDP cao nhất 5 năm qua. Malaysia và Singapore nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2016.

Xuất khẩu là động lực đằng sau những nền kinh tế đang bùng nổ trên. Xuất khẩu lĩnh vực sản xuất năm 2017 của Malaysia, như điện tử và hóa chất, tăng khoảng 19% so với năm 2016, giúp tạo thêm việc làm và tăng tiêu dùng. Mức lương của khu vực tư nhân đã tăng 6% trong quý từ tháng 10-12 và tiêu dùng cá nhân tăng 7%.

Tại Việt Nam, nơi đặt cơ sở sản xuất điện thoại thông minh lớn cho tập đoàn Samsung Electronics của Hàn Quốc, sản lượng trong lĩnh vực sản xuất tăng 14%. Tăng trưởng xuất khẩu cũng khởi sắc ở Thái Lan, với mức độ tập trung cao về sản xuất hàng xuất khẩu như ôtô và điện tử. Theo Viện nghiên cứu NLI của Nhật, xuất khẩu kết hợp cho sáu thành viên chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng hai con số vào mỗi tháng năm 2017 trừ tháng 6.

[caption id="attachment_85055" align="aligncenter" width="320"] Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á[/caption]

Nhưng những mối lo vẫn còn đó. Đối với Singapore, quốc gia có mức tăng trưởng năm 2017 cao nhất trong 3 năm gần đây, giá trị xuất khẩu sản phẩm điện tử tháng 1/2018 giảm 3,9% so với cùng kì năm 2017, tháng giảm thứ 2 liên tiếp. Sản phẩm công nghệ thông tin, vốn đã hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu, đã phải đối mặt với tình trạng sụt giảm nghiêm trọng, khi linh kiện máy tính cá nhân giảm 31% và ổ đĩa giảm 39%. John Nelson, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Tập đoàn UTAC, công ty lắp ráp và cung cấp dịch vụ thử nghiệm các sản phẩm bán dẫn tại Singapore, cho biết với việc xuất khẩu các sản phẩm liên quan tới điện thoại thông minh suy giảm, thị trường Singapore có thể sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm sản lượng 5-10% trong năm đầu của năm 2018.

Theo Francis Tan, một nhà kinh tế ngân hàng United Overseas (UOB), việc hoạt động sản xuất của nhà máy ở Trung Quốc đang giảm tốc, vốn đã ảnh hưởng sang các nền kinh tế Đông Nam Á, cũng sẽ khiến tăng trưởng xuất khẩu của Singapore chậm lại trong những tháng tới.

Với triển vọng thắt chặt tiền tệ trong tương lai gần, câu hỏi liệu tiêu dùng cá nhân có thể hỗ trợ tăng trưởng sẽ là mối quan tâm hàng đầu. Một số ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ cân nhắc nâng lãi suất cơ bản, nhằm duy trì chênh lệch lãi suất với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khi cơ quan này tiếp tục nâng lãi suất. Vào tháng 1/2018, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong khoảng ba năm rưỡi.

Lãi suất cao hơn có xu hướng làm giảm tiêu dùng. Khi mà tiêu dùng thực tế đã suy yếu ở Indonesia và Philippines, sự sụt giảm ở những nơi khác có lẽ sẽ góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhóm các nước gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines vẫn duy trì ở mức 5,3% trong năm 2018-2019. Dự báo đó phụ thuộc vào sức mạnh của xuất khẩu và tiêu dùng.

Theo Nikkei

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video