Động lực thúc đẩy doanh nghiệp tái cấu trúc toàn diện

Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện tái cấu trúc toàn diện với tư duy đổi mới nhằm tối ưu chi phí vận hành và tăng trưởng đột phá.

Ông Nguyễn Văn Khoa - CEO tập đoàn FPT, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã đề cập đến nội dung này tại hội nghị và triển lãm Biztech Việt Nam 2025.


Ông Nguyễn Văn Khoa - CEO tập đoàn FPT, Chủ tịch VINASA nhấn mạnh: AI giúp các doanh nghiệp tối ưu, tăng trưởng đột phá

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị không chỉ đặt ra mục tiêu đến năm 2030 nền kinh tế đạt con số 2 triệu doanh nghiệp mà hướng đến tăng trưởng cao khi năng suất lao động tăng bình quân 8,5-9,5%/ năm. Theo ông Nguyễn Văn Khoa, vươn mình theo đất nước, các doanh nghiệp cần phải tăng trưởng đột phá dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trong đó, AI là một trong những công nghệ mang tính chiến lược. Xu hướng này cũng phù hợp với sự phát triển trên thế giới. Báo cáo của Gartner cho thấy, 80% doanh nghiệp lớn toàn cầu đã tích hợp AI vào chiến lược chuyển đổi số và AI tạo sinh (AI Agents) được chứng minh có thể giúp tăng năng suất lên 30% và giảm chi phí vận hành từ 15-20%.

Còn McKinsey dự báo AI Agents sẽ đóng góp 4.400 tỷ USD vào tăng trưởng năng suất toàn cầu với các ứng dụng từ tự động hóa đến phân tích dự đoán. Doanh nghiệp ứng dụng AI Agents tiết kiệm trung bình 80.000 USD/tháng nhờ giảm lỗi và cải thiện hiệu quả. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp ứng dụng AI vào ít nhất 1 module trong quản trị doanh nghiệp tăng từ 33% (2022) lên 55% (2023) và dự kiến 72% (2024).

Theo một báo cáo về AI của AWS, các ngành ứng dụng AI nhiều nhất là y tế (11.000 ứng dụng), bán hàng (8.800), sản xuất (8.400), tài chính (7.200), dịch vụ khách hàng (7.000), bán lẻ (6.180)…

Trong doanh nghiệp, các công việc sử dụng AI nhiều nhất là dịch vụ khách hàng (56%), an ninh mạng/quản lý gian lận (51%), trợ lý ảo số (47%), quản lý quan hệ khách hàng (42%), quản lý hàng tồn kho (40%), sản xuất nội dung (35%)…


Nhờ ứng dụng AI, khối lượng công việc tại nhiều doanh nghiệp vẫn đảm bảo trong khi số phòng ban, nhân sự đi kèm lại giảm mạnh.

Tại Việt Nam, AI được các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào trợ lý ảo, dịch vụ khách hàng, quan hệ khách hàng nhằm hỗ trợ tăng trưởng và vào kế toán, tuyển dụng, quản lý tài sản để tối ưu chi phí vận hành.

Đặc biệt, khối ngân hàng, tài chính, bảo hiểm đang đi đầu về ứng dụng AI trong quản trị rủi ro, chăm sóc khách hàng, phát triển kinh doanh. Khối lượng công việc nhờ đó vẫn đảm bảo trong khi số phòng giao dịch trực tiếp và nhân sự đi kèm lại giảm mạnh. Chẳng hạn, tại công ty chứng khoán MBS với trợ lý Dolphin đã giúp tăng 1,4 lần khách hàng, 2 lần dư nợ margin, doanh thu và lợi nhuận tăng khoảng 30%.

Từ những chuyển đổi mạnh mẽ trên, ông Nguyễn Văn Khoa nhận định: AI Agents đang trở thành công nghệ chiến lược và là động lực giúp các doanh nghiệp tối ưu, tăng trưởng đột phá. Ứng dụng AI không chỉ là chuyện mua công nghệ mà là quá trình tái cấu trúc toàn diện, đòi hỏi tư duy đổi mới và sự chuyển đổi từ chính đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, khi AI đã trở thành “đồng nghiệp” của nhiều nhân sự, bộ phận trong doanh nghiệp thì chính những người lao động phải thích nghi. CEO tập đoàn FPT cho biết: AI không lấy đi công việc của ai cả nhưng nhân sự phải thay đổi, chuẩn bị để cùng làm việc với AI, với máy tính. Yêu cầu của công việc hiện nay cũng chỉ đòi hỏi kỹ năng tin học đơn giản như trước đây mà đã đến lúc các nhân sự tự trang bị kỹ năng để biết sử dụng hiệu quả AI.

Cụ thể, ngoài các kỹ năng cứng về AI/công nghệ, các nhóm kỹ năng mềm, các nhân sự cần nhận thức sâu sắc về đạo đức AI để ngoài việc tối ưu hóa công việc còn đảm bảo sự phát triển bền vững và có trách nhiệm của công nghệ này

Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Niềm tin là yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự cất cánh, đã đến lúc phải định vị lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước, ưu tiên phát triển doanh nghiệp tư nhân, cắt giảm rào cản hành chính. Đặc biệt, niềm tin chính là nền tảng cốt lõi, là chất xúc tác để kinh tế tư nhân bứt phá.

MWG đón sóng, thiết bị công nghệ và bán lẻ thực phẩm cùng bứt tốc?

Trong bối cảnh ngành bán lẻ Việt Nam đang từng bước phục hồi sau giai đoạn trầm lắng kéo dài hậu đại dịch, Thế Giới Di Động (MWG) - “ông lớn” của ngành hàng điện tử và tiêu dùng, đang nổi lên như một điểm sáng tăng trưởng nhờ loạt yếu tố thuận lợi hội tụ. Với chu kỳ thay mới thiết bị công nghệ đang đến gần, sức bật từ chuỗi Bách Hóa Xanh và chiến lược mở rộng thị trường quốc tế, MWG được đánh giá có nhiều cơ hội để bước vào một chu kỳ tăng tốc bền vững.

Doanh nghiệp nội tìm hướng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia

Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật cùng Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân được xem là “chìa khóa vàng”mở cửa cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam bứt phá, nắm bắt cơ hội tham gia vào hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

NECS đồng hành cùng kỷ nguyên vươn mình sau sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập một số địa phương trong cả nước – tiêu biểu là Long An và Tây Ninh – không chỉ đánh dấu bước chuyển mình về mặt hành chính mà còn mở ra cơ hội tái cấu trúc chiến lược và nâng cao hiệu quả quản lý. Trong bối cảnh này, Công ty Cổ phần Kho lạnh Kỷ Nguyên Mới (NECS) tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong đồng hành cùng kỷ nguyên mới vươn mình, với sứ mệnh xây dựng nền tảng logistics hiện đại phục vụ hiệu quả chuỗi cung ứng quốc gia.