Đối mặt với rủi ro ở phương Tây, nhiều nhà đầu tư ASEAN "hồi hương"
Sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ ở phương Tây và tình hình an ninh bất ổn ở Trung Đông đã khiến châu Á trở thành một điểm sáng trong một môi trường đầu tư toàn cầu ảm đạm, theo những người tham gia diễn đàn kinh doanh tại thủ đô Thái Lan mới đây.
"Rất khó để tìm ra một điểm sáng đầu tư trên bản đồ thế giới ở thời điểm này”, Thiraphong Chansiri, Chủ tịch cho biết tại iễn đàn DN toàn cầu Asia 300, một sự kiện được tài trợ bởi Nikkei Asian Review.
Trong một cuộc thảo luận với tiêu đề "Tối ưu hóa quản lý các thách thức toàn cầu hiện nay", Thiraphong nói: "Tăng trưởng đang trở thành thứ yếu, làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ lợi nhuận của chúng ta đang trở thành ưu tiên hàng đầu”.
Châu Âu đang ngày càng hướng nội, đi đầu là Anh, quốc gia đang trong quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu, gây áp lực lên đồng bảng Anh. Điều đó đã làm nhạt nhòa bức tranh đầu tư của Thailand Union, một trong những nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới. Thailand Union đã trở thành một trong những công ty giàu tham vọng nhất của Đông Nam Á, mua lại các đối thủ Mỹ và châu Âu trong những năm gần đây nhằm cố gắng tăng gấp đôi doanh thu năm 2016 lên 8 tỷ USD vào năm 2020.
"Điểm sáng duy nhất đối với chúng tôi là châu Á", Thiraphong cho biết, đề cập đến Trung Quốc cũng như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Một diễn giả khác coi châu Á là miền đất triển vọng là Nicolo Galante, giám đốc điều hành của Central Group, một công ty bán lẻ Thái Lan đã mua tài sản ở châu Âu. “Tôi nghĩ châu Á vẫn là một trong những nơi may mắn nhất thế giới”, ông nói.
Galante cho biết mặc dù Trung Quốc phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm, nhưng nước này, cùng với Ấn Độ, vẫn là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu. “Thái Lan và những nước khác tại Đông Nam Á nằm hoàn hảo giữa hai nền kinh tế đang phát triển mạnh trên thế giới”, ông cho biết.
Trên phương diện thương mại, cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), được chính thức thành lập vào năm 2015, cần hội nhập sâu rộng hơn để tối đa hóa tiềm năng của mình, Yoshihisa Kainuma, Giám đốc điều hành của MinebeaMitsumi, một nhà sản xuất máy móc thiết bị và linh kiện điện tử của Nhật Bản có hoạt động rộng khắp ở Đông Nam Á nói.
[caption id="attachment_62541" align="aligncenter" width="580"]
"Thông thường, chính sách công nghiệp không được điều phối hợp lý ở các nước khác. Đó là một vấn đề của AEC, cũng như các rào cản phi thuế quan”, ông nói và trích dẫn việc phải thay đổi xe tải tại biên giới Campuchia khi vận chuyển các sản phẩm được sản xuất ở Thái Lan như một ví dụ về thủ tục quan liêu không cần thiết
Đại diện của Central Group cũng kêu gọi hội nhập kinh tế tốt hơn để mở rộng thị trường khu vực và thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp trong nước. Các công ty bán lẻ có cửa hàng thực sự như Central Group đang bị đe dọa bởi sự nổi lên của đối thủ cạnh tranh trực tuyến như Amazon.com của Mỹ và Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc. “Nếu chúng ta muốn khu vực của chúng ta xuất hiện thêm nhiều công ty mới, cách tốt nhất là cho họ một thị trường lớn hơn”, ông cho biết.
Tuy nhiên, các công ty vẫn đang chuẩn bị cho thời điểm họ lại có thể hướng về phương Tây để phát triển. Ví dụ, Thailand Union đã đạt được thoả thuận với tổ chức môi trường Greenpeace nhằm cải thiện thực tiễn lao động và đánh cá, một động thái mà nó hy vọng sẽ làm dịu bớt những mối lo ngại từ phía người tiêu dùng và các nhà đầu tư phương Tây về hoạt động của công ty.
“Tầm nhìn của công ty chúng tôi là trở thành người đi đầu về thủy sản đáng tin cậy nhất thế giới, chăm sóc các nguồn lực của chúng tôi, chăm sóc cho các thế hệ tiếp theo”, Thiraphong cho biết. “Chúng tôi tin rằng trách nhiệm của chúng tôi, với tư cách là một trong những công ty thủy sản hàng đầu thế giới, là thúc đẩy thay đổi trong ngành thủy sản”.