Doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 3% GDP của Myanmar

“Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP của Myanmar tương đối nhanh trong thời gian qua nhưng doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 3% trong số này”, ông Aung Naing Oo, Tổng Giám đốc bộ phận xúc tiến đầu tư, Myanmar cho biết.

[caption id="attachment_9230" align="aligncenter" width="700"]Hội nghị OECD về Mạng lưới châu Á về Quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2015. Ảnh: T.Nhung Hội nghị OECD về Mạng lưới châu Á về Quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2015. Ảnh: T.Nhung[/caption]

Tại Hội nghị OECD về Mạng lưới châu Á về Quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2015 diễn ra ngày 16/11, đại diện của Myanmar, ông Aung Naing Oo nhận định, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn rất thấp. Các doanh nghiệp nhà nước còn thống trị nền kinh tế, họ được hưởng những đặc quyền khác nhau trong khi doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trên thị trường hơn.

“Myanmar là nước có nền kinh tế độc quyền. Từ năm 1989 đến nay, chính phủ đã cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, những cải cách này vẫn còn hạn chế”, ông Oo nói. Theo chuyên gia này, Myanmar có khuôn khổ pháp lý khá yếu, còn thiếu luật và thể chế trong việc giám sát hay thương mại hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, Myanmar cũng phải giải quyết những sai lầm từ quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. “Nhiều doanh nghiệp được tư nhân hóa nhưng chủ yếu bán các tài sản của Chính phủ thay vì tư nhân hóa thực chất”, ông Oo phân tích.

Cũng theo chuyên gia này, hiện Myanmar có 12 lĩnh vực kinh tế thuộc độc quyền của nhà nước. “Myanmar muốn duy trì hoạt động những ngành quan trọng trong bàn tay của chính phủ như an ninh quốc phòng, bảo tồn rừng, thăm dò khai thác dầu khí, xuất khẩu ngọc trai, đá quý cũng như nuôi trồng, bưu chính, ngân hàng hay bảo hiểm”.

Dù chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế, nhưng theo ông Oo, các doanh nghiệp nhà nước ở Myanmar chủ yếu xuất khẩu nhiều hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Đối với tiêu dùng, các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng hơn doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, bàn về các định hướng cải cách sắp tới, Tổng Giám đốc bộ phận xúc tiến đầu tư của Myanmar đề cập tới ba chính sách. Thứ nhất là việc dừng hoạt động của một số doanh nghiệp nhà nước hiện nay, góp phần giảm thiểu vai trò của doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra, chính sách về cổ phần hóa và tư nhân hóa cho các doanh nghiệp nhà nước cần được áp dụng chặt chẽ. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ được chuyển thành các doanh nghiệp thương mại vận hành theo cơ chế thị trường để tăng cường hiệu quả. Cuối cùng là thương mại hóa để giảm ngân sách chính phủ thông qua hình thức đối tác công tư.

Ông Aung Naing Oo cũng hy vọng, trong bối cảnh nền kinh tế Myanmar còn gặp nhiều thách thức, việc chính phủ mới của bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền sẽ mang tới những thay đổi căn bản để cải thiện tình hình này.

Theo Bizlive

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video