Doanh nghiệp "chạy đua" với thời gian để triển khai trí tuệ nhân tạo

Các công ty đang chạy đua với thời gian khi 84% cho biết, họ chỉ có tối đa thời gian 1 năm để nhanh chóng triển khai chiến lược của họ với trí tuệ nhân tạo AI.

Theo Chỉ số sẵn sàng AI (AI Readiness Index) đầu tiên của Cisco mới công bố, chỉ có 27% các tổ chức tại Việt Nam hoàn toàn sẵn sàng triển khai và khai thác các công nghệ được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Hầu hết các tổ chức tại Việt Nam đều báo cáo rằng sự cấp thiết trong việc triển khai các công nghệ được hỗ trợ bởi AI đã và đang gia tăng cao trong công ty của họ

Chỉ số này được đưa ra từ khảo sát trên 8.000 công ty toàn cầu, được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu áp dụng AI ngày một tăng cao, một biến đổi đột phá tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của kinh doanh và cuộc sống hàng ngày.

Báo cáo này nhấn mạnh sự chuẩn bị của các công ty trong việc triển khai và áp dụng AI, đồng thời, chỉ ra những lỗ hổng nghiêm trọng trên các trụ cột và cơ sở kinh doanh chủ chốt có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng trong tương lai gần.

Nghiên cứu mới này phát hiện ra rằng, dù nhu cầu áp dụng AI đã tiến triển chậm rãi suốt nhiều thập kỷ; những tiến bộ của AI tạo sinh và sự phổ biến rộng rãi của công nghệ này trong năm vừa qua, mới chính là động cơ thu hút sự chú ý lớn về những thách thức, thay đổi và khả năng mới mà công nghệ này mang lại.

Dù 92% người tham gia khảo sát cho rằng AI sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của họ, AI cũng sẽ tạo ra những vấn đề mới về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu.

Thách thức mà các công ty gặp nhiều nhất là tận dụng AI trên dữ liệu. Trên thực tế, tới 68% người tham gia khảo sát thừa nhận rằng điều này là do dữ liệu tồn tại trong các bộ phận lưu trữ trong tổ chức.

Tuy nhiên, kết quả từ Chỉ số cũng có những tín hiệu tích cực, khi các công ty ở Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp chủ động để chuẩn bị cho một tương lai tập trung vào AI. Khi nói đến việc xây dựng chiến lược AI, 99% tổ chức đang có một chiến lược rõ ràng nhằm triển khai AI hoặc đang lên kế hoạch phát triển.

Hơn 8 trong số 10 tổ chức (87%) được phân loại là Pacesetters hoặc Chasers (đã chuẩn bị/chuẩn bị ở mức độ trung bình), chỉ có 2% thuộc phân loại Laggards (không chuẩn bị).

Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo cấp cao và nhà quản lý công nghệ thông tin đã chú ý đến việc áp dụng AI. 99% người được hỏi cho biết mức độ cấp thiết phải triển khai công nghệ AI trong tổ chức của họ đã tăng lên trong 6 tháng qua, trong đó cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và an ninh mạng được cho là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu để triển khai AI.

Có thể nói, các công ty đang chạy đua với thời gian khi 84% cho biết rằng họ chỉ có tối đa thời gian một năm để nhanh chóng triển khai chiến lược của họ với AI, nếu không sẽ gây ra tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của họ.

Bên cạnh những phát hiện chung, chỉ có 27% công ty là Pacesetters (chuẩn bị đầy đủ), nghiên cứu còn cho thấy 1% công ty ở Việt Nam được coi là Laggards (không chuẩn bị) và 28% thuộc Followers (chuẩn bị mức độ thấp).

Bà Liz Centoni, Phó chủ tịch và Giám đốc điều hành ứng dụng và chiến lược của Cisco cho biết, khi các công ty đang gấp rút triển khai giải pháp AI, họ nên biết lĩnh vực nào cần đầu tư để đảm bảo cơ sở hạ tầng của họ có thể hỗ trợ tốt nhất cho khối lượng công việc của AI. Các tổ chức cũng cần nắm bắt bối cảnh sử dụng AI để đảm bảo hiệu quả đầu tư (ROI), bảo mật và đặc biệt là sử dụng một cách có trách nhiệm.

Chỉ số Sẵn sàng AI mới của Cisco dựa trên cuộc khảo sát double-blind (thực hiện bởi một bên thứ ba) với 8.161 lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân và công nghệ thông tin có quy mô 500 nhân viên trở lên và trên 30 thị trường. Chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng AI dựa trên 6 lĩnh vực: Chiến lược, cơ sở hạ tầng, dữ liệu, nhân tài, quản lý và văn hóa.

Các công ty đã được kiểm định dựa trên 49 số liệu khác nhau để đánh giá từng lĩnh vực và khả năng sẵn sàng. Mỗi chỉ số được đánh giá dựa trên tầm quan trọng của mức độ sẵn sàng khác nhau của từng lĩnh vực.

Dựa vào đó, Cisco đã xác định được 4 nhóm mức độ sẵn sàng khác nhau của các tổ chức - Pacesetters (chuẩn bị đầy đủ), Chasers (chuẩn bị mức độ trung bình), Followers (chuẩn bị mức độ thấp) và Laggards (không chuẩn bị)

Theo Công Thương

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video