Định hướng xuất khẩu 2020: Tăng tỉ lệ hàng Made in Việt Nam lên 60%
Tại “Hội thảo Thông tin thị trường và cơ chế tạo thuận lợi thương mại hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận tải”, ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường Châu Á-TBD, Bộ Công Thương cho hay, trong bối cảnh chung chuyển dịch đầu tư toàn cầu, Việt Nam cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư bằng các chính sách hợp lý. Hiện đã có nhiều tập đoàn lớn quan tâm đến Việt Nam. Mục tiêu thời gian tới, Việt Nam tăng tỷ lệ hàng hóa sản xuất Made in Việt Nam lên 60%, thay vì tỷ lệ 40% như hiện nay.
[caption id="attachment_9257" align="aligncenter" width="700"]
Ông Lê An Hải cho biết, Bộ Công Thương đã đưa ra những thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và vận tải, đồng thời thu thập ý kiến của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp tạo thuận lợi thương mại.
“Quan điểm phát triển các thị trường của nước ta là đẩy mạnh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững vừa mở rộng quy mô, vừa nâng cao giá trị xuất khẩu sao cho phù hợp với chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Trong đó đẩy mạnh thị trường các nước khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Thị trường nói tiếng Trung, Châu Đại dương, châu Âu, Hoa Kỳ và Canada, Mỹ la tinh, Châu Phi, Tây Á và Nam Á.” ông Hải nói.
Ông Hải nhấn mạnh, giảm nhập khẩu từ Trung Quốc là mục tiêu được nêu ra trong định hướng xuất nhập khẩu thời gian tới. Trong đó ở thị trường các nước nói tiếng Trung cần giảm nhập siêu và giảm xuất khẩu nguyên liệu thô đồng thời tăng xuất khẩu mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2015-2020 10-12%/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 300tỷ USD”,
Để đạt được mục tiêu trên, một số hoạt động hỗ trợ về xúc tiến thương mại cần được đẩy mạnh như: Tăng cường xây dựng quảng bá thương hiệu hàng hoá made in Việt Nam; ưu tiên hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài với các thương hiệu hàng hoá thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia.
Trong đó, củng cố phát triển nhóm thị trường trọng điểm và những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như hàng nông lâm thuỷ sản và một số hàng công nghiệp dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa. Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất phân bón ở nước ngoài cũng như hộ trợ doanh nghiệp ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và tranh chấp thương mại quốc tế.
Theo Congluan.vn