Điều chỉnh thuế bảo vệ sản xuất ô tô trong nước

Tăng tỷ lệ số xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước lên 80% so với nhu cầu trong nước và tỉ lệ nội địa hóa lên 40% đối với hai dòng xe 9 chỗ và xe tải. Đây là kỳ vọng của Bộ Tài chính khi sửa biểu thuế xuất nhập khẩu.

Bộ Tài chính đang đề xuất sửa sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP. Với đề xuất này, dự kiến từ năm 2018 gần 11.000 dòng thuế phải chuyển đổi mức thuế suất xuất khẩu, thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) theo danh mục hàng hóa XNK. Một trong những mục tiêu cơ bản của Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 122/2016 nhằm thống nhất trong thực hiện Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2017 theo cam kết trong nội khối ASEAN.
[caption id="attachment_14059" align="aligncenter" width="600"] Giảm thuế nhập khẩu linh kiện oto. Tăng thuế nhập khẩu xe đã quan sử dụng? Lắp ráp ô tô tại nhà máy Hyundai Thành Công. Ảnh: S.T[/caption]

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hằng- Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), để thống nhất thực hiện biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2017 theo cam kết, Bộ Tài chính phải thực hiện chuyển đổi thuế suất thuế xuất khẩu và thuế MFN. Bên cạnh đó, giai đoạn 2018-2025, phần lớn các FTAs như ATIGA, ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm sâu và tiến tới xóa bỏ thuế quan (0%). Khi đó, những mặt hàng mà trước đây Việt Nam không cam kết xóa bỏ thuế, thì nay tại một số FTAs như ATIGA đã yêu cầu phải xóa bỏ hạn ngạch và đưa vào diện cắt giảm thuế quan. Nhiều nhóm hàng sẽ có lộ trình giảm thuế nhanh và thấp hơn nhiều so với mức cam kết WTO.

Chính vì vậy, các chính sách thuế cần phải theo hướng giảm thuế suất MFN, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thuế suất FTAs thành phẩm với thuế suất MFN nguyên liệu; hoặc tăng mức thuế suất MFN đối với thành phẩm để bảo hộ sản xuất trong nước.

Bà Hằng cho biết, các chính sách thuể lần này hướng tới duy trì ổn định tỷ lệ tăng trưởng sản xuất, lắp ráp đối với 02 nhóm xe của Chương trình trong giai đoạn 2018-2022 là 16%/năm (xe dưới 9 chỗ) và 18%/năm (đối với xe tải); Tăng tỷ lệ số xe sản xuất, lắp ráp so với nhu cầu nội địa đối với 02 nhóm xe của Chương trình trong giai đoạn 2018-2022 đạt từ 80% trở lên; Phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua việc đạt tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước là 40% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước từ năm 2022 trở đi cho cả 02 nhóm xe của Chương trình (đối với mẫu xe cam kết thuộc nhóm xe dưới 9 chỗ: năm 2018 là 20%; năm 2019 là 25%; năm 2020: 30%; năm 2021: 35%; năm 2022 là 40%; Đối với mẫu xe cam kết thuộc nhóm xe tải là năm 2018 là 10%; năm 2019 là 15%; năm 2020: 20%; năm 2021: 25%; năm 2022 là 40%).

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang có kế hoạch, sửa đổi thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng hướng tới hạn chế nhập khẩu xe đã qua sử dụng. Việc tăng mức thuế nhập khẩu đối với xe đã qua sử dụng phù hợp với cam kết WTO đối với xe ô tô chở người dưới 16 chỗ, giữ nguyên thuế suất đối với xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở lên và xe ô tô tải.

Theo Hà Hằng Enternews

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video