Diễn biến mới vụ tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi lầu tử vong

Công an TP HCM đã mời vợ tiến sĩ - luật sư Bùi Quang Tín lên làm việc, ghi nhận những lời khai; đồng thời cấp đăng ký cho 2 luật sư bảo vệ quyền lợi của gia đình.

Ngày 18-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thanh Bích, vợ tiến sĩ - luật sư Bùi Quang Tín, lên làm việc để phục vụ công tác điều tra theo đơn tố giác của bà Bích liên quan đến cái chết của chồng bà.

Cơ quan điều tra cũng đã giải thích về thời gian điều tra, quy trình tố tụng, quyền và nghĩa vụ của bà Bích cũng như ghi nhận những thông tin mà bà cung cấp. Bà Bích bày tỏ mong muốn công an làm rõ những nghi vấn mà bà đã trình bày.

 Diễn biến mới vụ tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi lầu tử vong  - Ảnh 1.
 Diễn biến mới vụ tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi lầu tử vong  - Ảnh 2.

Chung cư nơi luật sư Bùi Quang Tín tử vong

Liên quan đến vụ án, luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) và luật sư Trần Bá Học (Đoàn Luật sư TP HCM) đã được Công an TP HCM cấp đăng ký bảo vệ quyền lợi cho bà Nguyễn Thanh Bích cùng gia đình.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 5-4, tiến sĩ Bùi Quang Tín rời khỏi nhà đến một chung cư tại huyện Nhà Bè dự tiệc cùng một số đồng nghiệp ở Trường Đại học Ngân hàng TP HCM. Đến chiều cùng ngày, chủ nhà và những người khác rời khỏi chung cư, chỉ còn lại ông Tín và một nam đồng nghiệp Trường Đại học Ngân hàng TP HCM.

Sau đó, bảo vệ chung cư phát hiện tiến sĩ Bùi Quang Tín tử vong ở khu vực giếng trời. Tiến sĩ Bùi Quang Tín được cho là tử vong do rơi từ lầu 14 của chung cư này.

Theo Phạm Dũng (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video