Điểm bất thường trong bài phát biểu của cựu TT Obama: Thông điệp "đầy nỗi sợ" gửi người Mỹ

Trong bài phát biểu mới đây, ông Obama không truyền cảm hứng, cũng không kết thúc bằng giọng điệu tích cực thường thấy.

Điểm bất thường trong bài phát biểu của cựu TT Obama: Thông điệp "đầy nỗi sợ" gửi người Mỹ

Trong đêm thứ ba Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, Barack Obama không tìm cách truyền lửa cho người Mỹ: Ông muốn làm họ sợ hãi. Đó là nhận định của cây viết Russell Berman trong bài phân tích trên Atlantic về bài phát biểu mới đây của cựu Tổng thống Mỹ. Dưới đây là phần lược dịch bài viết.

"Nỗi sợ" thay niềm hy vọng

Cựu Tổng thống Mỹ không đưa ra những lời hùng biện có cánh hoặc nở nụ cười rạng rỡ thường thấy của mình khi ông kêu gọi các cử tri bỏ phiếu cho Joe Biden và cảnh báo họ về những hiểm họa nếu Donald Trump có thêm 4 năm cầm quyền ở Nhà Trắng.

Trong bài nói quả quyết, điềm tĩnh được phát đi từ Philadelphia, thuộc khuôn khổ buổi đại hội trực tuyến, nhà lãnh đạo đắc cử hơn 10 năm trước với lời hứa "hy vọng và đổi thay" lấy nỗi sợ làm lời kêu gọi.

"Đừng để họ lấy đi sức mạnh của bạn", Obama nói, "Đừng để họ lấy đi nền dân chủ của các bạn".

Vắng bóng khán giả và những tràng pháo tay, Obama nghe như một người cha bị thất vọng, dường như có thể thấy tiếng thở dài của ông trong bài phát biểu mà có lẽ bản thân ông không bao giờ nghĩ mình phải nói.

Trong những năm đầu tiên sau khi rời tòa Bạch Ốc, Obama có phần né tránh người kế nhiệm khi ông đứng ngoài những cuộc tranh cãi gần như hàng ngày và cả những bê bối từ Nhà Trắng.

Sự dè dặt ấy đã chấm dứt khi Obama quyết định đứng ra vận động cho các ứng viên quốc hội của Đảng Dân chủ năm 2018. Và tháng trước ở Atlanta, ông đã dành bài nói vinh danh cố Nghị viên John Lewis của Georgia để phản bác - dù không nhắc tới tên Tổng thống - cuộc tấn công của Trump nhằm vào ngành bưu chính.

Và Obama càng thẳng thắn hơn trong bài phát biểu tại đại hội lần này, gay gắt hơn bất cứ cựu Tổng thống nào từng lên tiếng chỉ trích người kế nhiệm của mình trong giai đoạn chính trị gần đây.

"Suốt gần 4 năm qua", Obama nói, "Ông ấy không đoái hoài tới nỗ lực làm việc; không quan tâm tìm điểm chung; không để tâm tới việc sử dụng quyền lực tuyệt vời của chính phủ mình để giúp đỡ bất kỳ ai, ngoài bản thân và bạn bè; không coi việc làm tổng thống là gì ngoài 1 chương trình truyền hình thực tế mà ông ấy có thể dùng để thu hút sự chú ý mình muốn".

"Donald Trump không làm được việc bởi ông ta không thể. Và hậu quả của sự thất bại ấy thì nghiêm trọng. 170.000 người Mỹ đã tử vong. Hàng triệu việc làm đã mất đi trong khi những người ở hàng lãnh đạo thì thu về nhiều hơn bao giờ hết".

"Những lực đẩy tồi tệ nhất của chúng ta đã được giải phóng, danh tiếng đáng tự hào của chúng ta khắp thế giới bị giảm thiểu nặng nề và các cơ quan dân chủ của chúng ta bị đe dọa hơn bao giờ hết".

Lời cảnh báo của cựu Tổng thống Mỹ

Đáng chú ý là lập luận của Obama lại không mấy liên quan tới những tranh luận chính sách truyền thống của thập kỷ trước.

Mặc dù ông có nhắc đến khái quát chương trình nghị sự cấp tiến Biden-Harris nhưng Obama không nói với người Mỹ rằng Trump sẽ lấy đi chương trình chăm sóc y tế của họ, hoặc phớt lờ tình trạng biến đổi khí hậu, trục xuất người nhập cư, và thậm chí đe dọa an ninh quốc gia.

Lời cảnh báo của ông mang tín hiện sinh nhiều hơn.

Nếu Biden nói với cử tri rằng "linh hồn nước Mỹ" nằm trên lá phiếu thì Obama chia sẻ với họ về trạng thái nguy nan của hệ thống chính quyền. "Chính quyền này", Obama nói, "cho thấy họ sẽ tước bỏ nền dân chủ của chúng ta nếu đó là những gì họ phải làm để giành chiến thắng".

Obama cũng không kết thúc bài phát biểu của mình bằng giọng điệu tích cực, vốn là thương hiệu của ông. Cựu Tổng thống Mỹ nhắc tới di sản của Lewis và phong trào dân quyền, nhưng không đưa ra lời đảm bảo đặc trưng thường thấy của mình - rằng dù có ra sao thì phần tốt đẹp nhất của nước Mỹ cũng chiến thắng.

"Khả năng thành công hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử này", Obama nói.

Khi chỉ trích "lối nhạo báng, hoài nghi" mà ông cho rằng Trump dùng để giành chiến thắng, và sau đó, khi ông nhắc lại sự hy sinh của những người bị đánh đập trong lúc đấu tranh cho quyền được bỏ phiếu, ông gần như rơi nước mắt. Hình ảnh đó có vẻ không phải là diễn. Bỗng nhiên, Obama không chỉ mang vẻ thất vọng nữa - có lẽ nào ông còn sợ hãi.

Theo Thi Anh (Tổ Quốc)

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video