Dịch vụ dành cho thực khách muốn được 'hầu tận miệng'

Nhân viên phục vụ sẽ phải nhìn lượng khách trên bàn để chia khẩu phần thức ăn chính xác nhất.

Không ít người vẫn cho rằng Silver Service (phục vụ bạc, phục vụ kiểu Nga), là dịch vụ dành cho những kẻ giàu có, hợm hĩnh, muốn được "hầu tận miệng". Thay vì tự tay gắp thức ăn trên bàn, hay cắt đồ ăn trong đĩa, họ ngồi và chờ đợi người khác làm hộ.

Tuy nhiên, Silver Service không đơn giản như vậy. Đây là phong cách phục vụ trong một bữa ăn. Các món được đầu bếp bày biện đẹp mắt trên những chiếc đĩa bạc hoặc khay gỗ lớn. Nhân viên có nhiệm vụ bê lên và giúp thực khách chia nhỏ các món ăn theo lượng người trong bàn. Bồi bàn phải giới thiệu từng món cho khách, rồi xin phép dùng thìa và dĩa để chia thức ăn vào từng đĩa.

Dụng cụ phục vụ thực khách dùng Silver service. Ảnh: Commons.

Dụng cụ phục vụ thực khách dùng Silver Service. Ảnh: Commons.

Người lớn nhất, chức vụ to nhất hoặc phái nữ được phục vụ trước. Sau đó, bồi bàn di chuyển theo chiều kim đồng hồ để phục vụ. Nhân viên phục vụ đồ cho khách từ phía bên trái. Họ đứng đằng sau các vị khách, cầm đĩa bằng tay trái, phục vụ đồ ăn bằng tay phải. Kỹ thuật này đòi hỏi nhân viên phải thực hành nhiều lần và khéo léo. Ngoài ra, khi khách yêu cầu đổi một loại rượu mới, bồi bàn bắt buộc phải thay ly.

Một bữa tối theo phong cách này có thể kéo dài 4-5 tiếng, tùy thuộc vào số lượng người, đồ ăn cần phục vụ. Theo truyền thống, món chính trong bữa tối là thịt bò nướng, thịt gà...

Nhân viên làm ở các nhà hàng, khách sạn cao cấp thường được tham gia khóa học về dịch vụ phục vụ bạc. Ảnh: Be poke bureau.

Nhân viên làm ở các nhà hàng, khách sạn cao cấp thường được tham gia khóa học về dịch vụ "phục vụ bạc". Ảnh: Be poke bureau.

Nếu bữa ăn diễn ra ở nhà riêng, các món được bày trên đĩa và mang tới cho chủ nhà. Người đứng đầu bữa ăn đó kiểm tra và sẽ cho dịch vụ được bắt đầu nếu họ thấy hài lòng. Tại nhà hàng, các món ăn không phải mang ra cho khách xem, mà có người chịu trách nhiệm về việc này trước khi dịch vụ được bắt đầu. Nếu các món ăn có nước, bồi bàn luôn cầm theo một chiếc khăn để thấm.

Khi dọn bàn, họ bắt buộc phải giữ yên tĩnh, tạo ra ít tiếng động càng tốt và không bao giờ được chồng nhiều đĩa lên nhau. Thay vào đó, họ phải mang từng chiếc riêng vào bếp. Với những bữa tối phục vụ đông người, bồi bàn có thể mang theo một chiếc tủ và người khác đi cùng làm nhiệm vụ thu dọn từng chiếc đĩa và xếp vào.

Trước khi món tráng miệng được dọn lên, mọi thứ trên bàn phải được dọn sạch sẽ. Bồi bàn đứng ở bên trái của thực khách, dùng khăn ăn nhẹ nhàng lau sạch những chỗ còn bẩn trên bàn. Tay còn lại họ cầm một chiếc khay, để dưới mép bàn để hứng các đồ bẩn đó, ngăn chúng rơi xuống dưới.

Những người tham gia vào dịch vụ Silver Service cũng có thể giao tiếp bằng mắt với khách, nếu điều này phù hợp về văn hóa ở từng quốc gia. Họ luôn mỉm cười, kiên nhẫn với khách. Khi ngồi xuống, khách được họ cất giúp áo khoác và trả lại khi đứng lên ra về. Yêu cầu của dịch vụ này là nhân viên phục vụ phải hành xử cẩn trọng, chuyên nghiệp và không được phép thể hiện sự thân thiết thái quá.

Khi phục vụ thực khách, bồi bàn phải đi chậm rãi và phải thường xuyên kiểm tra ly, cốc đựng nước, rượu của khách để xác định xem họ có cần thêm hay không. Ảnh: BBC.

Khi phục vụ thực khách, bồi bàn phải đi chậm rãi và phải thường xuyên kiểm tra ly, cốc đựng nước, rượu của khách để xác định xem họ có cần thêm hay không. Ảnh: BBC.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ẩm thực, Silver Service không chỉ là một dịch vụ cao cấp, thường xuất hiện trong các khách sạn, nhà hàng 5 sao, mà còn là một nghệ thuật chia, sắp đồ ăn. Mỗi người phục vụ đều là nghệ sĩ, khi họ phải căn chỉnh số lượng thức ăn chuẩn nhất với từng người (khẩu phần dành cho người lớn, trẻ em...), luôn có tư thế, tác phong chuẩn chỉnh và tuân thủ nghiêm túc các quy tắc.

Ưu điểm của hình thức này là tạo ra dịch vụ sang trọng, giúp khách hàng dùng bữa thuận tiện hơn. Nhưng dịch vụ này cũng đòi hỏi nhà hàng phải có nhiều nhân viên, được đào tạo chuyên nghiệp và khả năng xử lý, ứng biến nhanh nhạy. 

Dịch vụ kiểu Nga bắt nguồn từ thế kỷ 17, 18. Vào ngày cuối tuần, nhân viên làm công cho các gia đình quyền quý được nghỉ. Quản gia phải thay họ phục vụ chủ nhân dùng bữa. Anh ta đi quanh bàn, phục vụ các thành viên trong gia đình chủ, khách đến dùng bữa bằng cách đặt thức ăn lên đĩa từng người. Tầng lớp quý tộc Anh rất thích dịch vụ này và dần dần nó được phổ biến ở nhiều nơi, rồi xuất hiện trong các nhà hàng cao cấp, 5 sao thời hiện đại. 

Theo Polo and Tweed

Lần thứ ba Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2005: Văn hóa luôn là một trong những trụ cột của phát triển bền vững tại Việt Nam

Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, sự bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông… là điều kiện thuận lợi diễn ra quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh cơ hội quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc, toàn cầu hóa đem đến tác động tiêu cực đối với những giá trị truyền thống cũng như làm gia tăng tính ngoại lai trong hoạt động và dịch vụ văn hóa.

Nam A Bank tiếp tục đồng hành TOP 2 Miss Cosmo Vietnam 2025 trên hành trình lan tỏa giá trị cộng đồng

Với vai trò Ngân hàng chính thức của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 – Miss Cosmo Vietnam 2025, Nam A Bank đã trao tặng thẻ tín dụng Nam A Bank Visa Platinum đến Tân Hoa hậu, Á hậu, các giải thưởng phụ và Top 5 chung cuộc. Đồng thời, Ngân hàng sẽ tiếp tục sát cánh cùng tân Hoa hậu, Á hậu trên hành trình đương nhiệm sắp tới.

Phát triển công nghiệp văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam

Âm nhạc dân tộc Việt Nam là một tiềm năng kết nối cộng đồng, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa bằng nhiều sự kiện hấp dẫn trong và ngoài nước. Để lan tỏa, bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống của 54 dân tộc anh em, hiện có nhiều liên kết giữa các tỉnh, địa phương, lớn hơn là Việt Nam và quốc tế.

Thúc đẩy du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Điện ảnh có vai trò như một “sứ giả văn hóa và du lịch” - không chỉ truyền tải vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử, con người, mà còn thúc đẩy đối thoại, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Video