Đề nghị phạt tù chung thân đối với "đại gia" Dương Thị Bạch Diệp

Sau khi kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) đã nêu quan điểm khẳng định các bị cáo có tội và đã đề nghị mức án tương xứng dành cho các bị cáo.

Sáng 17/11, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên toà sơ thẩm lần 2 xét xử các bị cáo liên quan đến sai phạm việc hoán đổi giữa căn nhà 57 Cao Thắng với căn nhà 185 Hai Bà Trưng là tài sản của Nhà nước, gây thất thoát 186 tỷ đồng.

Đề nghị phạt tù chung thân đối với đại gia Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 1.

Các bị cáo tại tòa.

Theo đó, đại diện VKSND giữ quyền công tố đã nêu quan điểm và đề nghị mức án đối với nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp (SN 1948, Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và Nguyễn Thành Tài (SN 1952, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh) cùng 8 bị cáo nguyên cán bộ các sở, ban, ngành UBND TP Hồ Chí Minh về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

VKSND TP Hồ Chí Minh thay mặt VKSND Tối cao nêu quan điểm khẳng định các bị cáo có tội, hành vi của các bị cáo rất nghiêm trọng, xâm phạm chính sách quản lý kinh tế của nhà nước, gây mất lòng tin trong nhân dân. Đại diện VKS cho rằng, cáo trạng của VKSND gói gọn trong hành vi của Dương Thị Bạch Diệp đã hoán đổi căn nhà 57 Cao Thắng với căn nhà 185 Hai Bà Trưng là tài sản của nhà nước, để từ đó dùng tài sản của Nhà nước thế chấp nhiều ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Và việc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước này có sự tiếp tay của một số cán bộ ban nghành của TP Hồ Chí Minh là các bị cáo trên.

Đề nghị phạt tù chung thân đối với đại gia Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 2.

Đại diện VKSND nêu quan điểm luận tội.

Theo đại diện VKSND, dù bà Diệp không thừa nhận hành vi vay nợ, nhưng mục đích của bà Diệp là dùng căn nhà  57 Cao Thắng để hoán đổi với 185 Hai Bà Trưng. Khi gửi đơn hoán đổi cho bị cáo Nguyễn Thành Tài, bà Diệp phải biết 57 Cao Thắng đã là tài sản của nhà nước, khi đem đi hoán đổi phải thông báo cho cơ quan chức năng…

Và trong quá trình điều tra, bị cáo Diệp phủ nhuận hoàn toàn việc thế chấp tài sản là điều vô căn cứ. Bị cáo Diệp là người ký nhận nợ, vay 6.700 lượng vàng SJC.

Để chứng minh, bị cáo Diệp có tội, đại diện công tố khẳng định bị cáo đã  ký trong các hợp đồng tín dụng và chữ ký là của Diệp, tài sản căn nhà 57 Cao Thắng là tài sản đang thế chấp trong thời gian hoán đổi. Sau khi hoán đổi, bị cáo Diệp đã lấy căn nhà 185 Hai Bà Trưng, tài sản của nhà nước để thế chấp vay nợ, đã chiếm đoạt 186 tỷ đồng.

Khi được giao trực tiếp thực hiện, do tin tưởng cấp dưới tham mưu nên ông Tài đã không chỉ đạo kiểm tra, xác minh pháp lý của nhà đất số 57 Cao Thắng, chấp thuận cho hoán đổi tài sản trong khi tài sản 57 Cao Thắng đang được Công ty Diệp Bạch Dương thế chấp vay vốn. Để từ đó bà Diệp có thể chiếm đoạt tài sản và gây thiệt hại cho Nhà nước là có phần trách nhiệm của ông Nguyễn Thành Tài cùng các bị cáo nguyên là cán bộ của UBND TP Hồ Chí Minh.

Từ những phân tích trên, VKSND đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Dương Thị Bạch Diệp mức án chung thân; bị cáo Nguyễn Thành Tài, Vy Nhật Tảo, Nguyễn Thanh Nhàn từ 5-6 năm tù; Nguyễn Thành Rum, Đào Anh Kiệt 4-5 năm năm tù; các bị cáo khác từ 3 năm tù cho hưởng án treo tới 3-4 năm tù. Đại diện VKSND cũng đề nghị thu hồi tài sản nhà 185 trả cho Trung tâm ca nhạc nhẹ.

Theo Bùi Thanh (Công an nhân dân)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video