Để doanh nghiệp bảo hiểm nội không bị “thôn tính”

BICTổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 của Việt Nam tăng 6,68% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua, nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục trong đó doanh thu ngành bảo hiểm đạt mức tăng trưởng cao, bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng 14%.

Đây là tín hiệu tích cực trong năm 2016 giúp các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ tự tin hoàn thành kế hoạch kinh doanh và đạt mức tăng trưởng cao.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn về thị trường bảo hiểm bởi hiện nay tỷ lệ doanh thu bảo hiểm trên GDP mới chỉ đạt mức 2,44%. Mặt khác, việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ là cơ hội rất lớn nhưng cũng đem lại không ít thách thức cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trước bối cảnh đó, liên tiếp các động thái quyết liệt trong đổi mới hoạt động, tái cấu trúc doanh nghiệp đang được khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước nỗ lực thực hiện nhằm đáp ứng tình hình mới.

Thị trường đã chứng kiến hàng loạt thương vụ M&A của các tập đoàn nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam thời gian qua như: thương vụ tập đoàn tài chính nổi tiếng Canada Fairfax Financial Holdings thông qua công ty con là Fairfax Asia Limited đã mua đến 35% cổ phần của bảo hiểm BIDV (BIC) thông qua đợt chào bán riêng lẻ; thương vụ M&A giữa bảo hiểm bưu điện (PTI) và doanh nghiệp Hàn Quốc Dongbu, chiếm 37% cơ cấu vốn cuả PTI… Hàng loạt các doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng đang trăn trở tìm cách thích ứng với thị trường, Có DN thì nỗ lực nâng cao năng lực tài chính, có DN thì tập trung nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát triển sản phẩm hay phát triển kênh phân phối…

Dưới góc độ đánh giá ảnh hưởng của TPP đến các ngành hàng nói chung, có thể thấy mọi nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ đều được hưởng lợi khi các tập đoàn kinh tế lớn, nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, 2 nghiệp vụ là bảo hiểm xây dựng lắp đặt và bảo hiểm tài sản – thiệt hại sẽ hưởng lợi lớn nhất từ TPP.

Thách thức đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam là môi trường cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm, sẽ ngày càng khốc liệt hơn, không chỉ trong nội khối DN nội mà còn vươn ra giữa nhà bảo hiểm nội với nhà bảo hiểm ngoại. Thách thức này cũng đặt ra nhu cầu phải đổi mới của các DNBH về công nghệ thông tin, công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhân sự… nếu không muốn mất lợi thế ngay chính trên sân nhà.

Trung tá Nguyễn Quang Hiện TGĐ TCTy CP Bảo hiểm quân đội (MIC)

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video