Đây là lý do khiến nhà nhà đổ xô làm điện thoại màn hình gập

Vài năm trở lại đây, smartphone màn hình gập nổi lên như một trào lưu công nghệ mới khi ngày càng nhiều nhà sản xuất nhảy vào giành lấy thị phần điện thoại gập. Trong số đó phải kể đến Samsung, tên tuổi đi đầu trong việc phát triển và ra mắt sản phẩm màn hình gập đều đặn mỗi năm.

Dự kiến, Samsung sẽ phát hành Galaxy Z Fold 4 và Galaxy Z Flip 4 vào cuối năm nay, có thể rơi vào tháng 8 hoặc tháng 9 tùy thuộc vào tình hình sản xuất. Cả hai hướng đến đối tượng người dùng khác nhau khi có thiết kế gập hoàn toàn độc lập. Trong khi Galaxy Z Fold được làm theo dạng gập ngang tương tự cuốn sách, phần màn hình được mở rộng sẽ có kích thước gần bằng một chiếc tablet, Galaxy Z Flip lại có kiểu gập dạng vỏ sò, nhỏ gọn phù hợp để cho vào túi quần.

Đây là lý do khiến nhà nhà đổ xô làm điện thoại màn hình gập - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, theo sau Samsung còn có những nhà sản xuất như Huawei với chiếc Mate X, Mate X2 hay mới đây nhất là P50 Pocket. Các sản phẩm này đều học hỏi theo phong cách thiết kế có trên điện thoại của Samsung. Oppo cũng là cái tên nổi bật khi cho ra mắt Find N, sản phẩm gập theo dạng ngang nhưng lại có kích thước tương đối bé. Hay kể cả Google cũng được đồn đoán là sẽ tung ra Pixel Fold trong tương lai.

Theo báo cáo mới nhất được Canalys, lượng smartphone màn hình gập bán ra dự kiến tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm (CAGR) 53% từ 2021 đến 2024. Trong thời gian đó, tổng lô hàng xuất xưởng sẽ đạt 30 triệu chiếc. Vào thời điểm các sản phẩm màn hình gập đầu tiên được giới thiệu, Canalys nhận định CARG từ năm 2019 cho đến 2024 có thể đạt 122%.

Hiện Samsung đang dẫn đầu thị trường khi tổng số lô hàng điện thoại gập đạt 8,9 triệu chiếc vào năm 2021, tăng 148% so với cùng kỳ các năm. So với mức tăng trưởng 7% của tổng lượng smartphone xuất xưởng năm 2021, thiết bị màn hình gập đã cho thấy tầm quan trọng của mình đối với tương lai của ngành công nghiệp smartphone.

“Chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của smartphone gập là nhu cầu sử dụng các thiết bị màn hình lớn tăng vọt trong thời gian đại dịch. Đây là thời điểm người tiêu dùng muốn trải nghiệm khả năng giải trí và làm việc hiệu suất trên những sản phẩm di động cỡ lớn, song vẫn tiện dụng”, chuyên phân tích nghiên cứu tại Canalys, Runar Bjørhovde cho biết.

Đây là lý do khiến nhà nhà đổ xô làm điện thoại màn hình gập - Ảnh 2.

Đó là chưa kể khi thế giới dần mở cửa trở lại, các nhà sản xuất cũng có nhiều cơ hội hơn để mang đến cho người dùng những thiết bị gập có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Mặt khác, kiểu dáng gập mới lạ cũng là nhân tố thu hút nhóm người dùng cao cấp và trải nghiệm sớm. Trước đây, các hãng Android đã phải vật lộn trong việc bán các sản phẩm cao cấp với lượng sản phẩm xuất xưởng giảm 18% kể từ năm 2019. Trong khi đó, lượng iPhone cao cấp có giá từ 800 USD đã tăng 68%.  

Tuy nhiên, nhờ có Samsung, chuỗi cung ứng điện thoại gập đã phát triển trong vài năm qua. Và dù ngày càng nhiều hãng tham gia vào thị trường này để trở thành đối thủ cạnh tranh với Samsung, tất cả đều hướng tới việc tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn và khiến giá smartphone gập dễ tiếp cận hơn trước.

Nhà phân tích Amber Liu của Canalys cho rằng hệ sinh thái ứng dụng trên điện thoại gập tới nay vẫn chưa tối ưu toàn diện và cần được đầu tư nhiều hơn để phát triển chúng tốt nhất. Hiện tại, nhiều nhà sản xuất đã sẵn sàng ra mắt sản phẩm màn hình gập vì đây là những thiết bị đóng vai trò quan trọng trong chiến lược cạnh tranh trên thị trường cao cấp.

Và khi nhiều năm tới, trọng lượng, độ dày và giá cả của điện thoại màn hình gập giảm xuống, chúng có thể nhanh chóng bắt kịp với sự thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành, trở thành những thiết bị phổ thông mà ai cũng có thể sở hữu. Và trước khi đạt đến đỉnh đó, các ông lớn trong ngành sẽ tìm cách đi trước đối thủ bằng những trải nghiệm tiên tiến và khác biệt.

Theo Nhịp sống kinh tế

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video