Dầu thô của Nga thành 'bát súp bỏng tay' không ai dám cầm

Không chỉ thương nhân mua bán dầu, các công ty vận hành tàu chở dầu cũng "ngán" dầu thô của Nga ngay cả khi chi phí tăng 300% so với một tuần trước.

Dầu thô của Nga thành 'bát súp bỏng tay' không ai dám cầm

Những ngày gần đây, giới kinh doanh dầu nổi lên một khái niệm mới là "dầu độc" (toxic oil) dùng để chỉ dầu thô của Nga. Nếu cần tìm một manh mối về việc dầu thô của Nga trở nên "độc" như thế nào, hãy nhìn vào tình trạng vận hành tàu chở dầu xuất khẩu từ Nga.

Hiện chi phí để thuê một tàu vận chuyển 1 triệu thùng dầu từ cảng Novorossiysk ở Biển Đen của Nga đến Ý là khoảng 3,5 triệu USD. Chuyến đi kéo dài không quá một tuần. So với thời điểm trước khi chiến sự nổ ra, mức phí đã tăng hơn 300%.

Tuy nhiên, đó là trong trường hợp các thương nhân có thể chìm được các chủ tàu sẵn sàng mạo hiểm để tàu của họ đi vào khu vực có 5 tàu buôn đã bị nổ trong tuần này - nơi NATO cảnh báo về nguy cơ ngày càng tăng với các con tàu đi qua đây. Thu nhập cao từ việc vận chuyển dầu của Nga là miếng mồi béo bở nhưng các chủ tàu lại đang rất cảnh giác.

Hiện tại, không có trở ngại pháp lý nào đối với việc mua dầu từ Nga nhưng cả thị trường dầu mỏ và vận tải biển đều cảm thấy không chắc chắn: Liệu các chính phủ có trừng phạt ngành xuất khẩu năng lượng của Nga hay không và trừng phạt theo cách nào? Cho đến khi có câu trả lời chắc chắn, một số chủ tàu vẫn tỏ ra e ngại còn các nhà máy lọc dầu thì tìm kiếm nguồn cung từ nơi khác.

Điều này đang làm khó các nhà kinh doanh dầu mỏ. Hôm 3/3, nhà sản xuất dầu của Nga là Surgutneftegas PJSC đã thất bại trong lần thứ 3 trong việc chào bán 6,5 triệu thùng dầu Urals. Kể từ khi cuộc chiến nổ ra, các lệnh chào bán dầu Nga với mức chiết khấu chưa từng có liên tục được đưa ra nhưng gần như không có người mua.

Hôm nay, Trafigura đưa ra mức chiết khấu 22,7 USD, cao hơn đến 4 USD so với mức trước đó cho dầu Urals của mình nhưng không có ai đấu giá.

"Về lý thuyết, xuất khẩu năng lượng của Nga không bị trừng phạt nhưng mọi người đều đang phòng ngừa rủi ro cho chính họ", Anoop Singh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tàu chở dầu tại Braemar ACM Shipbroking Pte cho biết.

Giá vận chuyển dầu thô của Nga đến châu Âu từ Biển Đen hoặc Biển Baltic, 2 cửa ngõ chính ở phía Tây của nước này, hiện có giá khoảng 291 và 516 điểm Worldscale. Trước cuộc tấn công, cả 2 đều dưới 100 điểm.

Thu nhập hàng ngày tương ứng cho đơn vị vận chuyển lần lượt là 150.000 và 241.000 USD/ngày, cao hơn nhiều lần so với trước khi xung đột nổ ra.

Dầu thô của Nga thành bát súp bỏng tay không ai dám cầm - Ảnh 1.

Tại châu Á, chi phí vận chuyển dầu thô ESPO của Nga đến Trung Quốc cũng tăng hơn 80% so với một tuần trước đó, theo dữ liệu của Baltic Exchange. Một con tàu chở được khoảng 600,000 thùng dầu vừa được đặt hàng trong tuần này để chở dầu từ cảng Kozmino của Nga từ ngày 10-12/3 với giá 875.000 USD.

"Mặc dù không có các biện pháp trừng phạt chính thức, xuất khẩu dầu thô Urals của Nga đang gặp nhiều trở ngại do căng thẳng gia tăng ở Biển Đen khiến các chủ tàu gặp nhiều rủi ro hơn. Tình huống tương tự cũng xảy ra ở biển Baltic", Ruben Sanchez Age - nhà phân tích vận tải biển của Medco Shipbrokers cho biết. 

Energy Aspects đã ước tính vào đầu tuần này rằng 70% doanh số bán dầu của Nga bị "đóng băng" do gián đoạn về giao dịch và vận chuyển. Con số này có thể giảm thêm 20% nữa nếu có các lệnh trừng phạt chắc chắn. 

Thực tế, thị trường tàu chở dầu đã giảm sút ngay từ trước giai đoạn chiến sự nổ ra khi OPEC+ thắt chặt nguồn cung. Do đó, tình huống phát sinh từ Nga càng khiến thị trường này ảm đạm hơn.

Nguồn: Bloomberg

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video