Cuộc giằng co chưa hồi kết của taxi công nghệ và truyền thống

Thay vì chỉ gửi đơn cầu cứu, giới taxi truyền thống từng bước đổi chiến lược trước sự bùng nổ không ngừng của các ứng dụng gọi xe.

Cuộc cạnh tranh giữa taxi công nghệ và truyền thống tưởng chừng hạ nhiệt từ cuối tháng 3, sau khi Uber rút khỏi Việt Nam, để lại phần lớn thị phần vào tay Grab. Tuy nhiên, gần đây cuộc giằng co đã nóng trở lại với nhiều động thái tích cực từ phía taxi truyền thống.

Thay vì liên tục gửi đơn kiến nghị, lên tiếng cầu cứu hay chỉ trích "những kẻ phá bĩnh" như Uber, Grab, các hãng taxi truyền thống đã bắt đầu thay đổi chiến lược để lấy lại khách hàng, Trước đây, họ thường hoạt động chia nhỏ, tự làm kênh kết nối riêng. Nhưng mới đây, ba hãng lớn tại Hà Nội gồm Thành Công, Ba Sao, Sao Hà Nội đã thống nhất gia nhập một liên minh taxi.

[caption id="attachment_103784" align="aligncenter" width="500"] Dàn xe của Vinataxi - công ty vừa sáp nhập với ComfortDelgro Savico, hãng taxi truyền thống đầu tiên tuyên bố phá sản vì sự đổ bộ của Uber, Grab.[/caption]

Theo đó, khoảng 3.000 xe của ba hãng này sẽ hoạt động chung dưới một thương hiệu, chung một hệ thống quản lý từ tháng 10 năm nay. Đây có thể coi như bước ngoặt, thay đổi phần nào cách kinh doanh có phần ì ạch, đã tồn tại từ lâu của giới taxi truyền thống.

Trước đó, tại một hội thảo hồi tháng 4, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cũng cho biết, đã kiến nghị xây dựng một trung tâm điều hành đặt xe qua mạng chung cho 77 hãng taxi tại Hà Nội. Ông Hùng còn nhấn mạnh, taxi Hà Nội cần phải đoàn kết vì hiện taxi công nghệ như con cá mập đang tấn công thị trường.

Không chỉ tại Hà Nội, mới đây, hai hãng taxi tại TP HCM là Vinataxi và ComfortDelgro Savico đã sáp nhập với nhau để cạnh tranh với Grab. Sau khi sáp nhập, Vinataxi – hãng taxi chiếm thị phần lớn thứ ba tại TP HCM tự tin đặt kế hoạch tăng trưởng gấp 6 lần năm ngoái.

Tuy nhiên, trên "trận chiến", không chỉ các hãng truyền thống thay đổi mà bản thân Grab và những ứng dụng gọi xe mới cũng đang tiếp tục lớn mạnh.

Uber rút lui, khoảng trống trên thị trường đang dần được lấp đầy bởi Go-Viet, Aber, FastGo hay MVLchain... Thậm chí, để hiện thực hoá tham vọng, một số hãng tuyên bố chi hàng triệu USD để phát triển hệ thống ứng dụng, tài xế, thu hút khách hàng....

Về phía Grab, sau khi hoàn tất trận đấu giành thị phần khách hàng cá nhân, phát triển đa dạng hệ sinh thái, hãng này cũng vừa bắt đầu tấn công vào mảng taxi doanh nghiệp, với dịch vụ mới có tên "GrabCar Doanh Nghiệp".

[caption id="attachment_103783" align="aligncenter" width="500"] Grab vừa triển khai dịch vụ taxi quẹt "thẻ" cho các công ty, doanh nghiệp.[/caption]

Trước khi triển khai tại Việt Nam, mảng kinh doanh này đã được Grab cung cấp cho hàng nghìn doanh nghiệp tại Đông Nam Á từ tháng 9/2016. Hãng cho biết, dịch vụ này sẽ giúp các doanh doanh nghiệp dễ dàng theo dõi toàn bộ hành trình của nhân viên, hạn chế được những chuyến đi không đúng mục đích, cân đối chi phí tốt hơn và giảm được các thủ tục, giấy tờ không cần thiết.

Động thái này tiếp tục làm các ông lớn ngành taxi phải lo lắng, đổi mới để thích ứng bởi đây vốn là "miếng bánh" béo bở của những Mai Linh, Taxi Group, Vinasun...

Cuộc giằng co cũng đang gay cấn trên "trận địa" chính sách.

Dự thảo Nghị định 86 sửa đổi mà Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ mới đây đã có nhiều thay đổi lớn so với bản đề xuất trước đó. Dự thảo mới của Bộ Giao thông coi GrabCar là xe hợp đồng điện tử, phải niêm yết “xe hợp đồng điện tử” và các thông tin trên xe theo quy định nhưng không phải gắn mào trên nóc xe như các đề xuất trước đó. Do đó, với góc nhìn của mình, trong thư cầu cứu Thủ tướng, Hiệp hội taxi cho rằng dự thảo này "chưa đánh giá đúng" những tồn tại của xe taxi công nghệ và "tạo ra sự bất bình đẳng lớn" về điều kiện kinh doanh, góp phần triệt tiêu taxi truyền thống, gây bất ổn cho xã hội.

Trong khi đó, phía taxi công nghệ và một số chuyên gia có khuynh hướng ủng hộ nền kinh tế chia sẻ với những đại diện như Uber, Grab cho rằng, dự thảo "chưa thể hiện tư duy quản lý mới".

Trong một báo cáo đóng góp ý kiến về dự thảo, các chuyên gia của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương cho rằng, với loại hình kinh doanh kiểu mới như Uber, Grab..., cơ quan soạn thảo có xu hướng lấy chuẩn mực cũ để áp dụng cái mới, với cách tiếp cận chi phối là chỉ được kinh doanh những gì pháp luật quy định.

"Những phương thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mới có thể chưa được khuyến khích, có thể phải chịu những rào kỹ thuật nào đó, nhưng không có nghĩa là triệt tiêu phương thức kinh doanh này. Ép Grab, Uber vào khuôn của taxi truyền thống là sai lầm nghiêm trọng", ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM nói với PV.

Với sự chuyển mình của taxi truyền thống, cùng với sự bùng nổ, phát triển từng ngày của taxi công nghệ, cuộc đua giữa các đơn vị dự kiến khốc liệt hơn. Cơ hội lật ngược thế cờ vẫn còn với taxi truyền thống hay các ứng dụng Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên Uber - một doanh nghiệp giàu tiềm lực bị đào thải khỏi thị trường Đông Nam Á bởi Grab - một doanh nghiệp rất am hiểu thị trường, khách hàng bản địa.

Theo Anh Tú Vnexpress

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video